Theo dự báo, năm 2024 tiếp tục là một năm thời tiết diễn biến bất thường, cực đoan, đặc biệt là sẽ có nắng nóng đỉnh điểm gây ra hạn hán, mưa đá, giông lốc, cháy rừng… Chính vì vậy, công tác phòng chống thiên tai phải luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân đặc biệt quan tâm. Từ đó có thể chủ động phòng chống nhằm giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.
Cuộc diễn tập phòng thủ dân sự “Ứng phó bão lụt và tìm kiếm cứu nạn” tại xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần |
Cuộc diễn tập phòng thủ dân sự “Ứng phó bão lụt và tìm kiếm cứu nạn” tại xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần. Trước tình huống giả định được đưa ra, Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn xã Tả Nhìu đã khẩn trương huy động lực lượng và triển khai các phương án ứng phó. Trong đó phương châm 4 tại chỗ được thực hiện một cách thuần thục, linh hoạt và hiệu quả, phù hợp với thực tế.
Hàng năm trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai cực đoan như băng giá, sương muối, hạn hán, mưa đá, dông lốc, lũ ống, lũ quét, sạt lở… |
Tại tỉnh Hà Giang, hàng năm thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai cực đoan như băng giá, sương muối, hạn hán, mưa đá, dông lốc, lũ ống, lũ quét, sạt lở… Do vậy việc chủ động phòng chống và có những phương án ứng phó là rất quan trọng, để bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Cùng với đó, công tác hộ đê, an toàn hồ đập thủy điện cũng được các địa phương, các nhà máy quan tâm.
Tiếp tục nâng cao năng lực của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, nâng cao nhận thức của người dân trong chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai là những giải pháp căn cơ, cốt lõi để từ đó giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra./.
Văn Thao - Ngọc Hải
Ý kiến bạn đọc