Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Đề xuất đối với các cấp chính quyền về những yêu cầu mà cử tri và nhân dân mong đợi

17:27, 17/05/2021

 Tôi được HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh khóa XVII giới thiệu và được Hội nghị cử tri nơi công tác, nơi cư trú tín nhiệm, được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Giang hiệp thương lựa chọn, giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII,  nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Ông Phạm Văn Tú, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh. (Đơn vị bầu cử số 4, huyện Quản Bạ)

Từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và đại biểu HDND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, tôi xin được trình bày suy nghĩ của mình về thực hiện trách nhiệm của người Đại biểu dân cử, cụ thể như sau:

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Giang, tôi nhận thức rằng phải cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhất chức trách, nhiệm vụ được phân công và trách nhiệm của người công dân Hà Giang.

Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn trong phát triển:  kết cấu hạ tầng còn rất khó khăn, nhất là về giao thông; thu ngân sách còn thấp; đời sống, việc làm của người dân còn khó khăn; chế độ chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn...

Nếu được cử tri tín nhiệm lựa chọn bầu tôi là Đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 tôi xin hứa sẽ làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Phát huy hết khả năng, sở trường và kinh nghiệm công tác để thực hiện tốt vai trò của người đại biểu nhân dân; sắp xếp thời gian hợp lý, dành nhiều thời gian hơn để gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri, để tìm hiểu rõ hơn cuộc sống thực tế của cử tri và nhân dân. Lắng nghe và tổng hợp các ý kiến phản ánh, kiến nghị của cử tri và nhân dân để đề xuất đối với các cấp chính quyền về những yêu cầu mà cử tri và nhân dân mong đợi trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; đặc biệt là nghiên cứu, đề xuất các chính sách trực tiếp liên quan đến việc chăm lo cải thiện nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

2. Sắp xếp thời gian khoa học, dành thời gian cho nghiên cứu, học hỏi, cập nhật kiến thức mới, chủ động tiếp cận và nâng cao kỹ năng hoạt động của Đại biểu HĐND vừa làm tốt nhiệm vụ chuyên môn, vừa dành thời gian thỏa đáng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của người đại biểu dân cử. Không ngừng tu dưỡng đạo đức của bản thân, kiên quyết phòng chống tham nhũng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Gương mẫu và vận động nhân dân, gia đình nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và Pháp luật. Thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi công tác, nơi cư trú và đơn vị bầu cử; tham dự đầy đủ các cuộc tiếp xúc cử tri theo quy định; luôn gần gũi, sâu sát cơ sở; tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước đến với cử tri và nhân dân.

4. Tham dự đầy đủ các kỳ họp của HĐND; nghiên cứu, thảo luận, đóng góp ý kiến vào các quyết định của HĐND tỉnh, đảm bảo việc ban hành các cơ chế, chính sách vừa đúng quy định của Nhà nước, vừa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

5. Tích cực tham gia các hoạt động giám sát; kịp thời phát hiện, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc được dư luận xã hội quan tâm.

6. Thực hiện tốt chức năng tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; đồng thời có biện pháp phù hợp, đúng thẩm quyền để đôn đốc các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.


Ý kiến bạn đọc