Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới ở cực Bắc của Tổ quốc, có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp và lịch sử văn hóa lâu đời; là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc, trong đó mỗi dân tộc đều sở hữu các giá trị văn hóa độc đáo; góp phần tạo nên văn hóa Hà Giang phong phú, đa dạng mà thống nhất, giàu bản sắc. Đặc biệt, Hà Giang đang thực hiện tốt việc “biến di sản thành tài sản”; lấy văn hóa làm nguồn lực để phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Hà Giang có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp |
Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã thổi hồn mình vào từng mỏm đá, ngọn núi, dòng sông; để rồi từng tấc đất “phên dậu” của Tổ quốc luôn thấm đẫm các trầm tích văn hóa, thể hiện đậm nét thế giới quan, nhân sinh quan độc đáo. Trải qua hơn 130 năm hình thành, phát triển, sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ, chính, quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã và đang nỗ lực vượt khó đi lên, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người, không ngừng củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc; lấy văn hóa để đẩy mạnh phát triển KT-XH, đảm bảo vững chắc quốc phòng – an ninh và giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
Cần có giải pháp hiệu quả để tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Giang trong giai đoạn mới |
Với những giá trị độc đáo, văn hóa đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh. Những kết quả đạt được là rất đáng tự hào; tuy nhiên, phải khẳng định rằng lợi thế còn rất lớn, cần có giải pháp hiệu quả để tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Giang trong giai đoạn mới.
Điệu múa trống của dân tộc Giấy |
Khắc ghi 8 lời Bác Hồ căn dặn khi Người lên thăm Hà Giang hơn 62 năm trước và tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện thắng lợi các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc. Tỉnh Hà Giang đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, sức mạnh con người, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 20230 là tỉnh có kinh tế xã hội phát triển khá trong khu vực trung du miền núi phía Bắc và đến năm 2045 là tỉnh có KT-XH trung bình khá của cả nước./.
Nguyễn Tâm- Minh Hưng- Huyền Trang
Ý kiến bạn đọc