Trên hành trình gieo chữ trồng người vùng rẻo cao Hà Giang, có rất nhiều cặp giáo viên đã trở thành vợ chồng để cùng đồng hành, xây dựng hạnh phúc. Trong số những cặp vợ chồng thầy cô giáo, thầy Nguyễn Văn Thương, cô Nguyễn Thanh Tuyển đang công tác tại điểm trường Na Pô, xã Na Khê, huyện Yên Minh được nhiều người biết đến bởi tinh thần nhiệt huyết, luôn xung phong nhận nhiệm vụ ở những nơi xa xôi, khó khăn nhất.
Hạnh phúc trên hành trình gieo chữ vùng biên
Trên hành trình gieo chữ trồng người vùng rẻo cao Hà Giang, có rất nhiều cặp giáo viên đã trở thành vợ chồng |
Năm 1994, thầy giáo Nguyễn Văn Thương và cô giáo Nguyễn Thanh Tuyển đã nên vợ nên chồng sau khi ra trường cùng công tác tại trường tiểu học Na Khê, huyện Yên Minh. Lúc bấy giờ, điều kiện đi lại, điều kiện kinh tế còn vô vàn khó khăn.
Những khó nhọc, vất vả được san sẻ khi thầy cô cùng đồng hành vượt qua |
Trên hành trình 30 năm, thầy Thương, cô Tuyển đã có mặt ở những điểm trường xa nhất, khó khăn nhất của xã Na Khê, một xã biên giới của huyện Yên Minh. Và cũng trong 30 năm qua, tại điểm trường Na Pô là điểm thứ 2 thầy cô giáo được nhà trường tạo điều kiện cùng công tác. Những khó nhọc, vất vả được san sẻ khi thầy cô cùng đồng hành vượt qua.
Những nỗ lực của thầy, cô giáo để học sinh theo kịp chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 |
Điểm trường Na Pô có 2 lớp học. Thầy Thương phụ trách dạy lớp 2, cô Tuyển phụ trách dạy lớp 1. Những nỗ lực của thầy, cô giáo để học sinh theo kịp chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Thầy Nguyễn Văn Thương, cô Nguyễn Thanh Tuyển đang công tác tại điểm trường Na Pô, xã Na Khê |
Ở điểm lẻ, cô Tuyển, thầy Thương vẫn đảm bảo tổ chức dạy 2 buổi trên ngày. Học sinh ở xa điểm trường phải mang theo bữa ăn trưa đến lớp, chủ yếu là cơm trắng hay gói mỳ tôm. Những bữa ăn của các em nhờ chút canh nóng, có thêm rau xanh hay thức ăn của thầy cô giáo để bớt đạm bạc và ấm áp hơn.
Trong hành trình gieo chữ, trồng người, hạnh phúc riêng của rất nhiều cặp vợ chồng cũng đã được xây đắp từ mối lương duyên với nghề |
Sự nghiệp “trồng người” khu vực giáp biên cứ như thế không ngừng được tiếp nối nhờ những nhà giáo tâm huyết, không ngại khó, ngại khổ, tất cả vì học sinh như thầy Thương, cô Tuyển. Họ tạo được sự tin yêu của lớp lớp học sinh, của cả những người dân nơi những thầy cô giáo đã cống hiến cả tuổi thanh xuân. Và trong hành trình gieo chữ, trồng người, hạnh phúc riêng của rất nhiều cặp vợ chồng cũng đã được xây đắp từ mối lương duyên với nghề./.
Hương Giang- Văn Bính
Ý kiến bạn đọc