Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày điển hình trong hệ thống canh tác của huyện. Trong những năm qua, huyện đã xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ cho nhân dân như tập huấn chuyển giao công nghệ, hỗ trợ áp dụng việc cơ giới hóa vào sản xuất, đào tạo nghề nông thôn, từ đó người dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước đẩy mạnh áp dụng vào thâm canh nhằm nâng cao năng xuất, sản lượng cây trồng. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất nhân dân còn gặp nhiều khó khăn thách thức và những tồn tại, hạn chế để phát triển loại cây này, áp dụng các biện pháp thâm canh, cơ giới hóa vào sản xuất đặc biệt là khâu chọn giống chưa được người dân quan tâm, nguồn giống đưa vào sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn, giống của nhân dân hầu hết là giống đã bị thoái hóa, giá giống trên thị trường không ổn định, khan hiếm, từ đó làm ảnh hưởng đến năng xuất, sản lượng trên địa bàn huyện.
Huyện Quang Bình thí điểm mô hình lạc giống |
Từ những khó khăn vướng mắc trên UBND huyện đã chỉ đạo lập kế hoạch, quy hoạch vùng chuyên sản xuất lạc giống phục vụ nhu cầu nội tiêu trên địa bàn huyện, sản xuất nhân giống lạc tại chỗ để chủ động nguồn giống, giảm giá thành mua giống đầu vào nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả, giúp người dân thay đổi phương thức canh tác chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao thành hàng hóa, nâng cao trình độ kỹ thuật về sản xuất; Mô hình sản xuất thí điểm lạc giống vụ hè thu trên địa bàn huyện Quang Bình không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho nông dân mà thông qua mô hình đã giúp bà con nắm vững được khoa học kỹ thuật về thâm canh cây lạc cũng như các biện pháp bảo quản, đồng thời nhận thức được trách nhiệm và sự gắn kết giữa các nhà đầu tư với người dân năm 2021 và những năm tiếp theo.
Minh Tuân (Quang Bình)
Ý kiến bạn đọc