Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Vị Xuyên: Chăn nuôi trong điều kiện dịch bệnh

16:44, 01/01/2022

Trong 2 năm, 2020 -2021, người chăn nuôi lợn ở huyện Vị Xuyên cũng phải đối mặt với dịch tả lợn châu Phi, một loại bệnh mới xuất hiện, diễn biến rất phức tạp, lây lan nhanh, với tỷ lệ chết lên đến 100%. Đặc biệt là hiện nay, chưa có vc xin phòng chống loại dịch bệnh này, nên nguy cơ xâm nhập, tái phát triển dịch trên địa bàn huyện là rất lớn. 

 Trong năm 2021, huyện Vị Xuyên đã tiêu hủy trên 5.500 con lợn mắc bệnh dịch tả lơn châu Phi, tại 19 xã, thị trấn, tập trung nhiều nhất ở các xã Linh Hồ, Tùng Bá và thị trấn Việt Lâm, Theo số liệu của ngành thú y có những hộ chuyên đầu tư, chăn nuôi lợn, nhưng không may mắc bệnh dịch tả châu Phi, một lúc phải tiêu hủy trên 200 con lợn, gây thiệt hại trên 300 triệu đồng, ngoài ra nhiều hộ còn tự tiêu hủy, không chỉ riêng gia đình thiệt hại, mà các cấp, các ngành chức năng cũng phải mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền của để cùng với người chăn nuôi dập dịch và tiêu hủy. Để giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh lây lan trên địa bàn, trong 2 năm qua, huyện Vị Xuyên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn châu Phi, đặc biệt là ngành chăn nuôi, thú y từ huyện đến các xã, thị trấn, khi có dịch bệnh xảy ra thì ở bất cứ nơi đâu xa, gần hay đi lại khó khăn đến mấy, thì lực lượng thú y buộc phải có mặt ngay tại các làng xã, để cùng với người dân vùng có dịch hay ổ dịch cũ, để hướng dẫn bà con về các biện pháp kỹ thuật tiêu hủy, phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Trong quá trình thực hiện, lực lượng thú y ở cơ sở cũng gặp không ít khó khó khăn trong công tác phòng chống dịch. Bà Sùng Thị Ngọc Lan, Cán bộ thú y, thị trấn Vị Xuyên nói: Hai năm qua, bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi, chúng tôi rất vất vả, trong quá trình thực hiện công tác phòng chống dịch. Đặc biệt khi tiêu hủy thiếu lực lượng đào hố, chôn lấp, nhiều người không muốn tham, nhiều tổ không có đất để chôn lấp.

       Tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi tại thôn Cốc Thổ xã Ngọc Linh

Bệnh Dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm do vi rút gây ra. Vi rút gây bệnh Dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu xảy ra dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Vi rút Dịch tả châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: Chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng và thức ăn thừa của lợn nhiễm bệnh hoặc chuột, ruồi muỗi...Bệnh dịch tả lợn châu Phi thường có các triệu trứng như: Lợn sốt cao, không ăn, lười vận động, đau bụng, tiêu chảy, hay táo bón, khó thở ….. và chưa có vc xin đặc trị, nên công tác phòng chống dịch là hết sức khó khăn, điều đó càng đòi hỏi người chăn nuôi phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xử lý.

Theo khuyến cáo ngành thú y, chuồng trại phải cách biệt với nhà ở và khu chăn nuôi gia súc, gia cầm khác, có tường rào bao quanh khu vực chăn nuôi. Đối với nuôi lợn theo phương thức chuồng hở phải có lưới bao quanh chuồng nuôi để ngăn chặn các loại động vật, chuột, côn trùng... tiếp xúc với lợn. Tại cửa ra vào khu vực chăn nuôi, cửa ra vào của các dãy chuồng phải có hố sát trùng, tiêu độc. Nước thải, chất thải từ các ô chuồng được đổ thẳng ra hệ thống thu gom chung. Đường thoát chất thải chung từ các ô chuồng đến khu xử lý chất thải phải đảm bảo kín như hố phân hoặc hầm Biogas. Tại các ô chuồng phải bố trí máng ăn, máng uống riêng, không sử dụng chung máng ăn, máng uống giữa các ô chuồng. Lợn nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng. Trước khi nhập đàn, nuôi cách ly ít nhất 2 tuần. Không tăng đàn, tái đàn đối với các hộ chăn nuôi không đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học. Về nuôi dưỡng Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng, không bị mốc. Trường hợp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn. Không sử dụng thức ăn thừa trong máng cho đàn lợn mới. Nước phục vụ cho chăn nuôi phải đảm bảo an toàn sạch. Không sử dụng nước từ các ao, hồ, sông, cho lợn ăn, uống, tắm, rửa chuồng trại.

Tăng cường sức đề kháng cho lợn bằng cách bổ sung vitamin, điện giải và các chế phẩm sinh học vào thức ăn. Nếu xung quanh có dịch bệnh, không cho người ngoài đến, người chăn nuôi cũng không sang nơi có dịch. Khi xuất bán lợn không nên cho người và phương tiện vào trong nếu chưa được sát trùng đúng quy định. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại chuồng trại, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi ca giết mổ lợn; Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt để nuôi lợn.

 Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, lợn bị bệnh.Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh. Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn phải thực hiện lợn đưa vào giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bị bệnh phải dừng ngay việc giết mổ thông tin cho cán bộ thôn, cán bộ thú y xã biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời. Tuyệt đối không giấu dịch, thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã, chính quyền khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu. Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng. Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Ông  Đặng Văn Lưu , trưởng thôn Ngọc Sơn xã Bạch Ngọc nói. Tuy ở vùng sâu, xa nhưng trong năm 2021, thôn Ngọc Sơn đã có nhiều hộ, có lợn bị mắc dịch tả lợn Châu Phi, do không biết nên bà con mua thịt lợn từ chợ vào. Sau khi có dịch, Trạm chăn nuôi thú y huyện và xã đã xuống hướng dẫn bà con tiêu hủy, và chúng tôi cũng tuyên truyền cho bà con cách phòng chống, tiêu hủy..

 Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động từ các cấp, các ngành, đặc biệt là hỗ trợ về các loại dụng cụ, thuốc men, khoa học kỹ thuật sử lý những hậu quả do dịch bệnh sảy ra. Cùng với người chăn nuôi đã có ý thức cao, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch trong quá trình chăn nuôi, nên hiện nay, huyện Vị Xuyên vẫ duy trì tổng đàn lợn trên 85.000 con, cơ bản đáp ứng nhu cầu nguồn thực phẩm tại địa phương, đặc biệt là trong tết Nguyên đán 2022 này.

Vi Quyền( Huyện Vị Xuyên)

 

        


Ý kiến bạn đọc