Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Nông nghiệp Hà Giang bắt nhịp chuyển đổi số

17:00, 09/04/2022

Chuyển đổi số nông nghiệp là cơ hội để thay đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thay vào đó là một nền nông nghiệp minh bạch dữ liệu, giúp nông nghiệp vươn xa và có trách nhiệm hơn với người tiêu dùng. Xác định, muốn chuyển đổi số nông nghiệp thành công phải bắt đầu từ nông dân. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền về chuyển đổi số đến người nông dân đang được các cấp, các ngành thực hiện.

Nông nghiệp Hà Giang bắt nhịp chuyển đổi số

Hợp tác xã sản xuất rau sạch và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Tân Đức, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên là một trong những mô hình tiêu biểu thực hiện sản xuất nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số trong nông nghiệp bằng các giải pháp đồng bộ như: nhật ký điện tử, hệ thống quản lý sản xuất bằng điện thoại thông minh, tem truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, hợp tác xã còn đẩy mạnh bán hàng qua các trang mạng xã hội, nên dù dịch COVID-19 tác động nhưng chuỗi sản xuất tiêu thụ của Hợp tác xã vẫn duy trì, phát triển ổn định.

HTX Anh Tài xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang

Tương tự, vụ cam năm 2021, HTX Anh Tài xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang có hàng nghìn tấn cam đưa ra ngoài thị trường. Song do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc xúc tiến thương mại tại các tỉnh, thành phố và tiêu thụ sản phẩm cam Hà Giang theo phương thức truyền thống gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy thương mại điện tử, xây dựng các kênh bán hàng trực tuyến Online đã trở thành phương án hữu hiệu giúp HTX tiêu thụ được cơ bản số cam của mình.

Các đơn vị đẩy mạnh đưa rau sạch đến người tiêu dùng

Hiện nay, với vai trò cầu nối để người sản xuất nông nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại, Hội nông dân tỉnh Hà Giang đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trang bị cho người nông dân những kiến thức cần thiết về chuyển đổi số để họ tự thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy, qua đó tự nguyện tham gia tiến trình chuyển đổi số với phương thức phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.

Trong thời đại 4.0 hiện nay, việc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất đang được người nông dân trên địa bàn tỉnh sử dụng để giải bài toán năng suất, chất lượng và giá trị. Từ thực tế đó, việc đẩy mạnh tuyên nhằm dẫn dắt người nông dân tham gia tiến trình chuyển đổi số cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương nhằm góp phần thực hiện thành công Chương trình chuyển đổi số toàn diện của tỉnh./.

Hải Hà - Phương Duyên


Ý kiến bạn đọc