Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với giải quyết việc làm cho lao động địa phương

17:11, 07/06/2022

Sau hàng chục năm gắn bó với cây chè, gia đình anh Đặng Văn Nhùn ở thôn Tả Ván, xã Xín Chải, huyện Vị Xuyên đã mạnh dạng đầu tư mở rộng nhà xưởng, đổi mới bao bì và đăng ký tham gia chương trình OCOP. Cũng nhờ đó cho đến nay, cơ sở sản xuất chè của gia đình anh đã có 3 sản phẩm được Hội đồng OCOP cấp tỉnh công nhận. Thông qua đó không chỉ tạo thu nhập cho gia đình, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với giải quyết việc làm cho lao động địa phương

Dây chuyền sản xuất chè

Được thiên nhiên ưu đãi, vùng đất Xín Chải nơi có độ cao trên 1.800 những rừng trà cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Từ bao đời nay cây chè đã trở thành nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân. Tuy nhiên, do thói quen, phần lớn các sản phẩm làm ra của người nông dân trồng chè nơi đây đều không có bao bì, tem nhã, do đó chưa khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Quyết tâm biến tiềm năng thành lợi thế, anh Đặng Văn Nhùn đã mạnh dạn đầu tư xưởng, dây truyền sản xuất đồng thời không ngừng đổi mới mẫu mã bao bì sản phẩm. Mạnh dan đăng ký tham gia chương trình OCOP, đến nay, cơ sở của gia đình anh đã có 3 sản phẩm được Hội đồng OCOP cấp tỉnh công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Sản phẩm chè đã tạo việc làm, mang lại thu nhập cho lao động địa phương

Kết quả đến nay sau nhiều năm xây dựng, cơ sở của anh đã trở thành một trong những địa chỉ tin cậy trong việc thu mua cho sản phẩm cho người nông dân. Với giá bán giao động từ 17 đến 30.000 đồng/1kg, cây chè giờ đây đã trở thành cây làm giầu của nhiều người nông dân. Không dừng lại ở đó, mỗi năm cơ sở còn giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương với mức lương giao động từ 5 đến 6 triệu/tháng.

3 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh đã giúp cho thu nhập của gia đình ngày một tăng. Sản phẩm của cơ sở đã có mặt tại hầu hết các điểm giới thiệu, trưng bày sản phẩm đặc trưng của tỉnh cũng như một số tỉnh, thành trong cả nước. Tổng sản lượng mỗi năm cơ sở xuất bán là gần 10 tấn chè khô và trên 300 tấn chè vàng. Thực tiễn xây dựng sản phẩm ocop của cơ sở chế biến chè chốt hộ gia đình Đặng Văn Nhùn đã chứng minh cho hướng đi bền vững lấy chất lượng làm đầu. Thông qua đó vừa khai thác được tiềm năng, tăng thu nhập cho gia đình, giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời đây cũng là những sản phẩm phục vụ cho phát triển du lịch./.

Văn Bính - Tuấn Quỳnh

 


Ý kiến bạn đọc