Thực hiện Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; thời gian qua ngành NN&PTTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp. Trong đó việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản là một trong những biện pháp đang được ngành tích cực thực hiện.
Điểm giới thiệu sản phẩm dược liệu, sản phẩm nông sản tỉnh Hà Giang của HTX dược liệu Sơn Ý |
Nhận thấy những lợi thế về phát triển dược liệu gắn với chế biến. Cuối năm 2019 chị Nguyễn Thị Hồng Liễu thôn Làng Cúng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên đã thành lập HTX dược liệu Sơn Ý chuyên sản xuất các sản phẩm từ dược liệu như: trà rau má, bột rau má, trà rau diếp cá túi lọc… Xác định chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng tạo uy tín, chỗ đứng trên thị trường, chính vì vậy ngoài chú trọng đầu tư máy móc, HTX Sơn Ý đặc biệt quan tâm sản xuất ra các sản phẩm sạch, an toàn. Hiện các sản phẩm của HTX đã được các cơ quan y tế, an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận lưu hành sử dụng như một sản phẩm dược liệu bổ dưỡng.
HTX Sơn Ý đặc biệt quan tâm sản xuất ra các sản phẩm sạch, an toàn |
Hiện nay, toàn tỉnh có tổng số 1.082 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, trong đó 479 cơ sở đã ký cam kết đảm bảo đủ điều kiện ATTP, chiếm 44,3%. Để nâng cao nhận thức về sản xuất, sử dụng thực phẩm an toàn trong cộng đồng, ngành NN&PTNT thường xuyên lồng ghép các hoạt động chuyên môn với công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến quy định về ATTP bằng nhiều hình thức. Trong 6 tháng đầu năm 2022, đã tổ chức được 16 đoàn kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn chất lượng, ATTP trong sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra tham gia kiểm tra cùng các đoàn liên ngành, qua đó kịp thời nhắc nhở cơ sở khắc phục lỗi theo tiêu chí đánh giá.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, đã tổ chức được 16 đoàn kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn chất lượng, ATTP trong sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp |
Có thể nói, với việc quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh của ngành NN&PTNT đã và đang góp phần nâng cao tính tự giác, ý thức chấp hành quy định pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cụ thể hóa mục tiêu Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và mục tiêu Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh đề ra đó là phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị.
Hiện nay, toàn tỉnh có tổng số 1.082 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản |
Nguyễn Tâm- Văn Bính
Ý kiến bạn đọc