Vài năm gần đây, nhận thấy giá trị kinh tế mà cây mận máu mang lại, huyện Hoàng Su Phì đã vận động nhân dân mở rộng diện tích, quy hoạch vùng trọng điểm để phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Không dừng lại đó, công tác xây dựng nhãn hiệu, bao bì cho sản phẩm cũng được huyện đặc biệt quan tâm. Nhờ đó, cho đến nay huyện Hoàng Su Phì đã xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm mận máu.
Sản phẩm mận máu Hoàng Su Phì |
Tính đến giữa năm 2022, toàn huyện Hoàng Su Phì có trên 400ha mận Máu; trong đó, hơn 80ha cho thu hoạch, sản lượng hàng năm đạt trên 600 tấn quả, giá bán bình quân đạt trên 25.000 đồng/kg. Cây mận máu đã mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân. Nhằm từng bước đưa cây mận máu trở thành cây hoàng hóa, cấp ủy, chính quyền huyện Hoàng Su Phì đã vận động nhân dân mở rộng diện tích, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu mận máu của địa phương.
Từng bước đưa cây mận máu trở thành cây chủ lực, huyện Hoàng Su Phì đã phối hợp xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm mận máu. Thông qua các hoạt động như xây dựng logo, hệ thống nhận diện đồng thời quảng bá và bảo hộ thương hiệu. Đồng thời qua đó còn giúp huyện xác định và quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho cây mận máu phát triển. Cùng với việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm, nhóm nghiên cứu đã thực hiện hỗ trợ thành lập HTX Thương mại dịch vụ Nông - lâm sản Chiến Phố với nhiệm vụ bao tiêu 100% sản phẩm cho người nông dân. Thực hiện thương mại hóa các sản phẩm từ quả mận máu như rượu mận, mận sấy và siro mận.
Thông qua việc xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận sẽ tạo được liên kết dọc và ngang trong chuỗi giữa những người sản xuất nhỏ thành các Tổ hợp tác, HTX để kết nối với doanh nghiệp, từ doanh nghiệp kết nối với thị trường. Xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu chứng nhận; xây dựng hệ thống quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đồng thời đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu nhãn hiệu chứng nhận mận máu Hoàng Su Phì./.
Tuấn Quỳnh
Ý kiến bạn đọc