Thời gian qua, vấn đề đảm bảo an toàn hồ đập đối với các nhà máy thủy điện theo quy trình vận hành hồ chứa của Bộ Công thương trong mùa mưa luôn được các cấp chính quyền trong tỉnh quan tâm đặc biệt nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
Thủy điện sông Chừng, huyện Quang Bình thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành hồ đập, đảm bảo việc xả lũ, điều tiết nước không làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân vùng hạ lưu |
Mỗi khi có đợt xả lũ hay điều tiết nguồn nước từ lòng hồ Thủy điện sông Chừng, huyện Quang Bình là người dân các xã vùng hạ lưu được thông báo từ 1 - 2 ngày trước đó để có thời gian chuẩn bị. Trước mỗi đợt xả lũ, tiếng còi hú vang liên hồi để cảnh báo tới người dân về việc xả nước lòng hồ thủy điện. Bất kể mùa khô hay mùa mưa lũ, Công ty luôn thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành hồ đập, đảm bảo việc xả lũ, điều tiết nước không làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân vùng hạ lưu.
Các nhà máy thủy điện đảm bảo an toàn hồ đập thủy điện, thủy lợi trong mùa mưa lũ |
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện có hiện toàn tỉnh có 37 nhà máy thủy điện đang vận hành với tổng công suất lắp máy trên 534 MW. Để đảm bảo an toàn hồ đập, các nhà máy thủy điện cũng như các ban quản lý công trình thủy lợi đều có phương án phòng chống lụt bão và xử lý các tình huống khẩn cấp.
Các nhà máy thủy điện đảm bảo an toàn hồ đập thủy điện, thủy lợi trong mùa mưa lũ |
Có thể thấy, sự quyết liệt trong chỉ đạo của tỉnh và ngành chuyên môn trong đảm bảo an toàn hồ đập thủy điện, thủy lợi trong mùa mưa lũ ở Hà Giang đã góp phần thực hiện tốt việc phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai hiệu quả. Bởi, chỉ khi thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn hồ đập chính là bảo vệ an toàn, tính mạng và tài sản của nhà nước, người dân./.
Trường Giang - Tiến Thành
Ý kiến bạn đọc