Với phương châm trao cần câu, không trao cá, xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh đã và đang đẩy mạnh thực hiện các mô hình sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số. Góp phần xóa đói, giảm nghèo, giúp địa phương rút ngắn khoảng cách về đích nông thôn mới.
Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi Dê sinh sản tại thôn Thâm Tiềng với 5 hộ tham gia |
Anh Nguyễn Văn Hùng là 1 trong 5 hộ dân ở thôn Thâm Tiềng, xã Mậu Duệ được thụ hưởng Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi Dê sinh sản thuộc Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo của 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Với 96 triệu đồng được vay, anh Hùng đã đầu tư xây dựng chuồng trại và mua được 42 con dê giống. Sau gần 3 tháng chăn nuôi, đến nay đàn dê của gia đình đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Sau gần 3 tháng chăn nuôi, đến nay đàn dê của gia đình đang sinh trưởng và phát triển tốt. |
Từ nguồn vốn hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, xã Mậu Duệ đã tập trung nghiên cứu đưa ra nhiều đòn bẩy khác nhau, tạo sinh kế cho người dân. Năm 2024, xã thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi Dê sinh sản tại thôn Thâm Tiềng với 5 hộ tham gia và Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi bò cái sinh sản tại thôn Kéo Hẻn, quy mô 32 hộ tham gia; tổng nguồn vốn 2 dự án được phân bổ là 960 triệu đồng và các mô hình này đều phát triển tốt.
Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi bò cái sinh sản tại thôn Kéo Hẻn, quy mô 32 hộ tham gia |
Việc đẩy mạnh triển khai và thực hiện có hiệu quả các mô hình tạo sinh kế sẽ góp phần nâng cao kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt cho người dân. Đây được xem là yếu tố tiên quyết giúp các hộ tham gia dự án sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ, từng bước giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Thực hiện có hiệu quả các mô hình tạo sinh kế sẽ góp phần nâng cao kiến thức về chăn nuôi |
Văn Hương- Phạm Lực
Ý kiến bạn đọc