Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Hà Giang: Chuỗi giá trị sản phẩm bò vàng đạt 185.000 con

22:23, 21/10/2024

Năm 2019, sản phẩm bò vàng của tỉnh Hà Giang được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Từ đó đến nay, các sản phẩm chế biến từ bò vàng đã tạo vị thế vững chắc trên thị trường. Đây được xem là lợi thế phát triển đàn gia súc, giúp người dân giảm nghèo nhanh và bền vững.

Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ đã cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bò vàng với phạm vi bảo hộ tại 44 xã thuộc 6 huyện, gồm: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần

Khi bắt đầu thực hiện, sản phẩm bò vàng tập trung chủ yếu tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá với tổng đàn khoảng 123 nghìn con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 3.284 tấn/năm, giá trị đạt 230,5 tỷ đồng. Năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ đã cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bò vàng với phạm vi bảo hộ tại 44 xã thuộc 6 huyện, gồm: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bình chọn và đưa bò vàng của tỉnh Hà Giang vào danh sách bảo tồn. Từ đó đến nay, tổng đàn bò vàng của tỉnh không ngừng tăng, hiện đạt trên 185.000 con; sản phẩm bò vàng không ngừng nâng cao giá trị, tạo dựng vững chắc thương hiệu trên thị trường, giá bán thịt bò tươi dao động từ 250 đến 300 nghìn đồng/kg, thịt bò khô từ 800 nghìn đến 1,1 triệu đồng/kg.

Tổng đàn bò vàng của tỉnh hiện đạt trên 185.000 con

Bên cạnh đó, các địa phương tổ chức tốt khâu chọn con giống, đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi và phòng, chống bệnh dịch, đói rét cho đàn bò; vận động nhân dân trồng cỏ, mở rộng quy mô chợ bò nâng cao nhận thức của người dân, dần chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang hướng hàng hóa, từng bước thúc đẩy hiệu quả quá trình giảm nghèo bền vững tại 6 huyện vùng chỉ dẫn địa lý./.

Phương Duyên - Tuấn Đạt


Ý kiến bạn đọc