Phát huy lợi thế có hàng nghìn ha cây hoa Bạc hà, 4 huyện khu vực Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã xác định nuôi ong lấy mật bạc hà là trọng tâm phát triển kinh tế nông nghiệp và là động lực phát triển kinh tế, giảm nghèo cho người dân địa phương...
Nuôi ong lấy mật- Nguồn sinh kế bền vững của đồng bào
Ước tính hết năm 2024, toàn tỉnh sẽ có khoảng 68.000 đàn ong |
Là một trong những nông hộ tham gia liên kết nuôi ong với Công ty TNHH Trường Anh huyện Đồng Văn, mấy năm trở lại đây đời sống của gia đình anh Giàng Mí Pó thôn Sủng Sì xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn đã có cuộc sống ấm no hơn. Với trên 100 đàn ong, mỗi đợt anh Pó quay được hàng chục lít mật, tăng thu nhập cho gia đình.
Toàn tỉnh có 15 doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện chăn nuôi, sơ chế chế biến sản phẩm mật ong, chế biến mật ong, 79 tổ hợp tác, nhóm sở thích nuôi ong |
Hiện nay, Công ty Trường Anh đang nuôi và liên kết với 20 nông hộ nuôi trên 1.800 đàn ong nội với sản lượng trên 5.000 lít/vụ tại xác xã Sủng Trái, Lũng Phìn, Thài Phìn Tủng…. Hiện nay, doanh nghiệp này đang là một trong những điển hình của huyện Đồng Văn về phát triển nghề nuôi ong.
Hoa bạc hà |
Ước tính hết năm 2024, toàn tỉnh sẽ có khoảng 68.000 đàn ong, riêng ở 4 huyện vùng cao nguyên đá có khoảng 48.000 đàn với 2.816 hộ nuôi ong. Cùng với đó, toàn tỉnh có 15 doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện chăn nuôi, sơ chế chế biến sản phẩm mật ong, chế biến mật ong, 79 tổ hợp tác, nhóm sở thích nuôi ong. Sản lượng mật ong Bạc hà năm 2024 ước đạt khoảng 240 tấn.
Sản lượng mật ong Bạc hà năm 2024 ước đạt khoảng 240 tấn. |
Rõ ràng, triển vọng từ nghề nuôi ong lấy mật ở cao nguyên đá không chỉ mang lại lợi ích cao về kinh tế mà nó còn góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo môi trường sinh thái, tạo cảnh quan để phát triển du lịch bền vững khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn./.
Trường Giang- Công Sáu
Ý kiến bạn đọc