Những năm gần đây, cây cam sành của huyện Bắc Quang phát triển mạnh cả về chất lượng và diện tích. Để giúp người dân yên tâm sản xuất, huyện đã có nhiều giải pháp tích cực hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cam sành.
Tổng diện tích cây cam quýt toàn huyện Bắc Quang hiện có trên 6.061 ha
Gia đình ông Đặng Văn Phong, thôn Giàn Thượng, xã Tiên Kiều, huyện Bắc Quang có 7 ha cam sành. Để có được vườn cam chất lượng tốt như ngày hôm nay thì từ năm 2013 gia đình ông đã tham gia sản xuất cam theo tiêu chuẩn Vietgap và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thời gian thu hoạch và bảo quản. Từ vụ thu hoach cam năm 2017, tổ trồng cam VietGap của ông Phong đã được huyện Bắc Quang hỗ trợ 60% chi phí dán tem truy xuất nguồn gốc, bao bì sản phẩm
Năm 2018 huyện Bắc Quang đã trồng mới trên 289 ha nâng tổng diện tích cây cam quýt toàn huyện lên trên 6.061 ha; trong đó diện tích cam sành cho thu hoạch trên 4000 ha với sản lượng trên 45 nghìn tấn.
Để giúp bà con trồng cam tìm đầu ra cho sản phẩm. Huyện đã có những cơ chế chính sách cụ thể, đăng ký hỗ trợ về nhãn mác, bao bì sản phẩm, xây dựng các điểm bán cam sành dọc tuyến quốc lộ 2, tổ chức hội thi cam, cho các hợp tác xã trồng cam tham gia các hội nghị kết nối, tiêu thụ sản phẩm cam sành và tuần lễ cam sành tại Hà Nội.
Các HTX trồng cam tham gia hội nghị kết nối, tiêu thụ sản phẩm cam sành và tuần lễ cam sành tại Hà Nội
Hiện nay, huyện Bắc Quang vẫn đang tiếp tục thúc đẩy việc liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà quản lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và giá trị của quả cam sành, từ đó giúp người dân nâng cao thu nhập./.
Đặng Hải( Huyện Bắc Quang)