Một số ý kiến đề nghị cần phải xác định rõ trọng tâm để hoạt động giám sát đảm bảo hiệu quả.
Tiếp tục phiên họp thứ 25, sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến với dự thảo Kế hoạch giám sát và Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023".
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Các ý kiến nhận định đây là chuyên đề giám sát có phạm vi rộng, bao gồm Đảng, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc, các hệ thống chính trị xã hội khác, trong khi đây là lĩnh vực lần đầu tiên được giám sát.
Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, số lượng rất lớn, hoạt động do nhiều luật chi phối, vì vậy, một số ý kiến đề nghị cần phải xác định rõ trọng tâm để hoạt động giám sát đảm bảo hiệu quả. Qua giám sát phải làm rõ các ưu điểm, nhược điểm của vấn đề xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ công.
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Đồng thời, các đơn vị sự nghiệp công lập cần phải đạt được yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực là đổi mới công tác giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và qua giám sát phải chỉ rõ những sơ hở, thiếu sót, chồng chéo của hệ thống pháp luật, chỉ rõ nguy cơ xảy ra tham nhũng, tiêu cực khi thực hiện các chính sách này.
Cũng trong sáng cùng ngày, Ủy ban Thường vụ quốc hội đã cho ý kiến về kế hoạch giám sát "Việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023".
Nguồn: VTV.VN
Ý kiến bạn đọc