Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Truyền hình trực tiếp phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình hình kinh tế - xã hội

08:06, 04/11/2024
 

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình hình kinh tế - xã hội được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

Bước sang tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 8, ngày 4/11, Quốc hội dành toàn bộ thời gian làm việc để thảo luận ở hội trường về:

+ Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

+ Tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

+ Chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Các thành viên Chính phủ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình hình kinh tế - xã hội được truyền hình trực tiếp từ 8h00 đến 11h30 và từ 14h00 đến 17h00 ngày 4/11 trên kênh VTV1 để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.

Trước đó, ngày 26/10, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội. Đa số các đại biểu đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 của nước ta với nhiều điểm sáng như tốc độ tăng trưởng kinh tế, đầu tư công trọng điểm, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, thu ngân sách, các hoạt động đối ngoại… Dù vậy, nền kinh tế vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như hậu quả bão lụt, tiến độ giải ngân đầu tư công thấp hơn năm 2023, tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu có xu hướng tăng, doanh nghiệp giải thể, khó khăn, ngừng hoạt động còn nhiều.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần có giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, trong đó tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn như các gói tín dụng phù hợp cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu; tháo gỡ cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực lớn đang gặp khó khăn như bất động sản, năng lượng.

Bên cạnh đó cần tiếp tục đổi mới cách thức xây dựng thể chế theo hướng tạo môi trường thuận lợi và huy động sự tham gia của toàn xã hội cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp; chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ; tháo gỡ các nút thắt, rào cản về pháp lý, chính sách kinh tế, tài chính, thủ tục hành chính đối với hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Xây dựng các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đồng thời tạo mối liên hệ theo chuỗi cung ứng. Tăng cường hiệu quả các quy định ưu đãi đối với đối tượng là doanh nghiệp đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.

Nguồn: Vtv.vn


Ý kiến bạn đọc