Lễ cúng ông Công, ông Táo hay còn gọi là tết Táo quân từ lâu đã trở thành một tục lệ, một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Tiễn ông Táo về chầu trời, người dân gửi gắm nhiều điều ước vọng để đón một năm mới bình an, hạnh phúc.
Gia đình chị Nguyễn Thị Phong Lan coi việc cúng ông Công, ông Táo như là một trong những dấu mốc quan trọng |
Đối với gia đình chị Nguyễn Thị Phong Lan ở tổ 15, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang. Việc cúng ông Công, ông Táo luôn được gia đình chị xem là một trong những dấu mốc quan trọng khép lại năm cũ, quên những chuyện không may và chào đón một năm mới tràn đầy hy vọng.
Tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời, mong rằng những vất vả, muộn phiền trong năm cũ sẽ qua đi |
Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục, nét văn hóa đặc sắc có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Trong đó, cá chép vàng là thứ không thể thiếu, biểu tượng cho phương tiện đưa Táo Quân lên chầu trời. Năm nay, Tết ông Công ông Táo vào thời điểm dịch Covid 19 tiếp tục diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, ngày 23 tháng Chạp năm nay vẫn được người dân chuẩn bị chu đáo, tươm tất. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh, đa phần các gia đình đều có ý thức đeo khẩu trang, không đứng tập trung đông người và vứt rác đúng nơi quy định...
Đa phần các gia đình đều có ý thức đeo khẩu trang, không đứng tập trung đông người |
Một năm mở đầu bằng tết Nguyên đán và kết thúc bằng tết Táo quân vào 23 tháng Chạp. Tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời, mong rằng những vất vả, muộn phiền trong năm cũ sẽ qua đi, một năm mới bình an, tốt lành sẽ đến với mọi người./.
Quỳnh Hương- Nguyễn Tâm
Ý kiến bạn đọc