Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Làng nghề nơi lan tỏa giá trị truyền thống

12:43, 24/09/2023

Mặc dù các làng nghề chịu sức ép về cải tiến chất lượng và mẫu mã thiết kế để bắt nhịp yêu cầu của người tiêu dùng. Nhưng những làng nghề ấy vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng có mà không nơi nào có được, họ không ngừng sáng tạo làm ra những sản phẩm đa dạng mẫu mã, hình thức bắt mắt, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Nét tinh hoa ấy đã làm lan tỏa những giá trị truyền thống đến với nhiều người hơn.

Hội viên HTX Lùng Tám đang thực hiện các công đoạn dệt lanh

Vừa đi vừa giới thiệu nghề dệt lanh truyền thống của người Mông cho khách du lịch. Và những người khách du lịch này cũng rất hào hứng tìm hiểu từng công đoạn ở làng nghề. Mỗi công đoạn đều có một nghệ nhân tái hiện chân thực. Làng nghề dệt lanh Lùng Tám là điểm dừng chân không thể thiếu trong bất kỳ hành trình nào mà anh Trịnh Duy Hưng, hướng dẫn viên du lịch của Văn phòng Hà Giang Platean Tours, dẫn khách trải nghiệm Hà Giang.

Anh Trịnh Duy Hưng - HDV Văn phòng Du lịch Hà Giang đang hướng dẫn sản phẩm dệt lanh cho du khách

Mỗi nghệ nhân là một kho tàng văn hóa sống. Chính họ là những người truyền tải đúng nhất ý nghĩa, văn hóa đến của dân tộc mình đến với mọi người. Những làng nghề như ở Lùng Tám giờ đang ngày càng nhiều hơn trên địa bàn toàn tỉnh. Như tổ hợp tác may mặc Lô Lô ở thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn. Tổ hợp tác có 18 thành viên. Mỗi bộ trang phục, người dân ở đây bán với giá 8 triệu đồng. Tuy mức thu nhập không cao nhưng đó là động lực để những người nghệ nhân cao tuổi tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.

Theo báo cáo của ngành chức năng, toàn tỉnh hiện có 39 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được công nhận. Tổng số hộ tham gia ở các làng nghề là hơn 1.900 hộ. Những làng nghề được hồi sinh thì bài toán việc làm của người dân cũng được giải quyết. Như chị Sùng Thị Máy ở thôn Lao Xa, xã Sủng Là. Chị đã có thêm công việc ngay tại gần nhà. Và giờ thì chị đang lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống đến với người dân khắp cả nước.

Cơ chế thị trường tác động đã làm thay đổi phương thức hoạt động của nhiều làng nghề. Những chính sách của tỉnh đã thêm động lực để những làng nghề được gìn giữ, bảo tồn. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc. Và những làng nghề chính là lưu giữ các nét văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc. Và đây cũng chính là nơi lan tỏa những giá trị truyền thống đến với thế hệ trẻ./.

Thu Hoài – Tiến Thành


Ý kiến bạn đọc