Ngày 13/5, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện, góp ý vào dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Hội thảo tư vấn, phản biện, góp ý đối với dự thảo “Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở” |
Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 7 chương, 74 Điều quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Sau nhiều lần lấy ý kiến, tiếp thu, chỉnh sửa, dự thảo “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” được xây dựng khá công phu, đảm bảo tính logic, có tính kế thừa và phát triển. Tại hội thảo, các đại biểu cơ bản tán thành việc sớm ban hành Luật nhằm xây dựng cơ sở pháp lý, cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ đã được Hiến pháp năm 2013 quy định. Tuy nhiên, để Luật phát huy hiệu quả, có tính khả thi cao, các đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung thêm đối tượng và mở rộng phạm vi áp dụng của Luật; quy định cụ thể các hình thức, thời điểm công khai thông tin để nhân dân biết; quy định rõ khái niệm về cử tri, kế hoạch tổ chức thực hiện văn bản của cộng đồng dân cư; chỉnh sửa lại các quy định về nhân dân giám sát; bổ sung, sắp xếp lại thứ tự các Điều, khoản tại Chương 4 về trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở đảm bảo tính lô gic, khoa học./.
Phương Duyên- Hồng Hải
Ý kiến bạn đọc