Ngày 9/9 Đảng ủy khối Cơ quan-Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức Hội nghị Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho lãnh đạo quản lý các cơ quan đơn vị trong khối năm 2022. Dự hội nghị có lãnh đạo đảng ủy khối, Tiến sỹ: Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Tiến sỹ: Nguyễn Phú Lợi, Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, dự và trực tiếp truyền đạt các nội dung của hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị |
Trong thời gian một ngày, các đồng chí ủy viên BCH Đảng ủy khối, lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội và lãnh đạo các doanh nghiệp trong Đảng ủy khối Cơ quan-Doanh nghiệp tỉnh, đã được nghe Tiến sỹ: Chu Xuân Giao, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam truyền đạt chuyên đề: Giữ gìn văn hóa truyền thống và từng bước xây dựng lối sống mới, từ bỏ các phong tục lạc hậu của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc và Hà Giang. Tìm hiểu các khái niệm về Văn hóa khác nhau trên thế giới và khái niệm phổ biến tại Việt Nam; Những quan điểm chỉ đạo của Đảng ta từ sau thời kỳ đổi mới của đất nước khẳng định: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KTXH. Đối với từ bỏ các phong tục lạc hậu của đồng bào các dân tộc thiểu số là việc làm vô cùng quan trọng, không được chủ quan, duy ý chí, nhưng để thực hiện thì phải xây dựng Kế hoạch phòng, chống toàn diện và tập trung hơn, trong đó có việc phân cấp xử lý vấn đề. Việc này có thể làm được vì các phong tục lạc hậu giữ tỷ lệ không nhiều trong đời sống văn hóa xã hội các dân tộc. Ðồng thời, cần phát triển rộng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, trong đó có phong trào gia đình văn hóa và làng, bản văn hóa ở những địa bàn này...
Tiếp đó, hội nghị được nghe Tiến sỹ: Nguyễn Phú Lợi, Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, truyền đạt kiến thức về: Vấn đề dân tộc, tôn giáo; công tác dân tộc, tôn giáo ở khu vực miền núi phía bắc và Hà Giang. Tình hình, đặc điểm công tác dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam và các nhân tố tác động chính. Những chính sách và quy định cụ thể của Đảng, nhà nước; Tăng cường đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc, tôn giáo, góp phần giữ ổn định và phát triển bền vững; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo. Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc ngày càng hiểu đúng các quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Củng cố lòng tin, tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền với các tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chăm lo đầu tư phát triển kinh tế-xã hội các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở những vùng đặc biệt khó khăn, xa xôi hẻo lánh; khôi phục, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số./.
Đình Anh
Ý kiến bạn đọc