Thực hiện Chỉ thị số 09 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Nghị quyết 27 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ đã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện bài trừ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu trong đám tang. Cụ thể, như: Không tổ chức đám tang quá 48 tiếng; không mổ nhiều gia súc, gia cầm gây lãng phí, tốn kém; thực hiện đưa người chết vào áo quan để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Xã Cán Tỷ đã thành lập 8 Ban tang lễ ở 8 thôn với 94 thành viên tham gia |
Việc mổ nhiều bò, lợn là do làm lễ nhiều ngày, rồi lo thực phẩm cho những người đến giúp, và lo lễ cho các buổi cúng. Những con bò bị giết mổ là của gia đình, anh em, họ hàng mang đến, có khi là trả nợ để mổ làm lễ. Từ đó đã tạo cho nhà đám thêm một món nợ lớn phải trả sau này. Không chỉ vậy, trước đây, nhiều đám tang còn để dài ngày thì nay, cơ bản việc tang ma đã không quá 48 tiếng.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, xã Cán Tỷ đã tuyên truyền vận động được 15/20 người chết đưa vào áo quan, có 2 người chết đưa đi hỏa táng |
Bên cạnh tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện, cấp ủy, chính quyền xã Cán Tỷ đã củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng các Tổ Dân vận của các thôn, phát huy hiệu lực, hiệu quả các già làng, người có uy tín, thầy cúng, thầy mo, trưởng dòng họ thực hiện ở các thôn.
Việc thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu ở xã Cán Tỷ đang từng bước có chuyển biến tích cực |
Để thực hiện có hiệu quả, xã Cán Tỷ đã thành lập 8 Ban tang lễ ở 8 thôn với 94 thành viên tham gia. Năm 2021 đã tuyên truyền vận động được 25/37 người chết đưa vào áo quan. Trong 5 tháng đầu năm 2022 đã tuyên truyền vận động được 15/20 người chết đưa vào áo quan, có 2 người chết đưa đi hỏa táng.
Việc thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu ở xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ đang từng bước có chuyển biến tích cực. Qua đó, giúp cho người dân hướng tới cuộc sống tiến bộ hơn, không để hủ tục, lạc hậu ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nhà, mỗi dòng họ và cộng đồng.
Hoài Nam- Văn Bính
Ý kiến bạn đọc