Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường ngày ông Công ông Táo

18:07, 14/01/2023

Mỗi dịp lễ vào 23 tháng Chạp hàng năm, người Hà Giang nói riêng và người Việt Nam nói chung có phong tục thả cá xuống sông, ao, hồ với quan niệm tiễn đưa cá chép và ông Táo về trời để báo cáo một năm đã qua và cầu nguyện những điều tốt đẹp trong năm mới. Ghi nhận của phóng viên Thời sự tại thành phố Hà Giang sau khi cúng ông Công, ông Táo, các hộ dân thả cá chép xuống sông đều có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. 

Các hộ dân thả cá chép xuống sông đều có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. 

Do đã có sự chuẩn bị chu đáo từ trước nên 9h30 sáng ngày 14/1, tức ngày 23 tháng Chạp, gia đình chị Đào Thị Loan, tổ 13, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang đã thực hiện xong lễ cúng ông Công, ông Táo. Không dùng túi ni lon, chị Loan đã cho cá chép vào bình thuỷ tinh để đi thả cá xuống sông và mang bình về.

Phần lớn người dân mang cá ra thả đều có ý thức bảo vệ môi trường

Dọc theo hai bên bờ sông Lô, điều dễ nhận thấy là phần lớn người dân mang cá ra thả đều có ý thức bảo vệ môi trường như: Bỏ túi nilon vào thùng rác, thu gom đồ thờ, tro, chân hương... vào điểm tập kết; để cá chép vào xô, chậu... rồi đem đi thả. Những năm gần đây, đồng hành trong công tác bảo vệ môi trường, trong ngày cúng ông Công, ông Táo, đã có sự tham gia của công nhân môi trường đô thị, lực lượng đoàn viên thanh niên cùng gìn giữ môi trường.     

Ý thức bảo vệ môi trường của người dân đã được nâng lên.

Không sử dụng túi nilon để thả cá, không phóng sinh cá ở nơi nguồn nước bẩn, ô nhiễm, không thả cá ồ ạt, quăng, ném hay vứt cả núi nilon xuống mặt nước. Với sự chung sức của cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường của người dân đã được nâng lên. Và như vậy, đã góp phần duy trì một nét đẹp văn hóa độc đáo đã có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Không sử dụng túi nilon để thả cá, không phóng sinh cá ở nơi nguồn nước bẩn

Văn Hương- Hồng Hải


Ý kiến bạn đọc