Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Lợi ích kép khi giáo viên Trường Chính trị đi nghiên cứu tại cơ sở

17:09, 23/05/2024

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Nhận thức tầm quan trọng của việc gắn lý luận với thực tiễn, ngày 15/7/2020 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 40 về “Cử giảng viên Trường Chính trị đi nghiên cứu thực tế có kỳ hạn, giai đoạn 2020 - 2030”. Sau khi Đề án được ban hành, Trường Chính trị tỉnh đã xây dựng các kế hoạch và triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, chất lượng.

 

Giảng viên Phan Bình Minh, Khoa Nhà nước và Pháp luật đang đi nghiên cứu thực tế có kỳ hạn tại xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ

Là giảng viên Trường Chính trị tỉnh đang đi nghiên cứu thực tế có kỳ hạn tại xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ. Giảng viên Phan Bình Minh, Khoa Nhà nước và Pháp luật nhận thấy đây là hoạt động thiết thực và là cơ hội tốt để bản thân anh được rèn luyện, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức thực tế. Từ đó đáp ứng yêu cầu cần thiết về giảng dạy, nghiên cứu khoa học của bản thân nói riêng và nhà trường.

Giảng viên Trường Chính trị xây dựng kế hoạch, lịch trình nghiên cứu cụ thể, chi tiết, đầu tư về thời gian và luôn bám sát cơ sở để tìm hiểu

Xác định hoạt động nghiên cứu thực tế có vai trò quan trọng, giúp cho giảng viên nắm bắt được tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ở địa phương. Chính vì vậy, các giảng viên Trường Chính trị đều xây dựng kế hoạch, lịch trình nghiên cứu cụ thể, chi tiết, đầu tư về thời gian và luôn bám sát cơ sở để tìm hiểu.

Việc cử giảng viên đi nghiên cứu thực tế giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở được tham vấn thêm những kiến thức lý luận

Trong thời gian nghiên cứu tại cơ sở, các giảng viên Trường Chính trị tỉnh luôn chấp hành tốt nhiệm vụ được phân công, trách nhiệm, nhiệt tình tham gia mọi hoạt động; được các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao. Ngoài thu nhận kiến thức, phục vụ giảng dạy sau này; các giảng viên cũng tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Có thể khẳng định: Việc cử giảng viên đi nghiên cứu thực tế có kỳ hạn ở cơ sở mang lại hiệu quả kép đó là: Giúp giảng viên được rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức thực tế; đồng thời giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở được tham vấn thêm những kiến thức lý luận để giải quyết tốt các tình huống phát sinh trong công tác quản lý, điều hành tại cơ sở. Khi “lý luận gắn với thực tiễn” sẽ góp phần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Nguyễn Tâm - Tuấn Quỳnh


Ý kiến bạn đọc