Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Lễ hội Bảo tồn Voọc mũi hếch – Monkey Day 2024

16:12, 03/11/2024

Tổ chức Tác động bảo tồn; Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học và Loài nguy cấp phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang tổ chức Chương trình Lễ hội Bảo tồn Vooc mũi hếch - Monkey Day 2024 tại xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên.

 

Lễ hội Bảo tồn Vooc mũi hếch - Monkey Day 2024 tại xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên

Chương trình được thực hiện với các nội dung và hoạt động, trò chơi như: Cuộc thi những người khỏe mạnh; trình diễn thời trang tái chế; bốc thăm may mắn; phần thi văn nghệ; thi vẽ tranh, phù hợp cho lứa tuổi học sinh và người dân sinh sống xung quanh Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, tại xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên thuộc khu vực Vườn quốc gia Du già, các hoạt động tạo điều kiện để người dân và các em học sinh vừa chơi vừa học hỏi, trải nghiệm và có thể thay đổi hành vi của mình để bảo vệ rừng và bảo vệ loại linh trưởng Voọc mũi hếch.

 
Chi cục Kiểm lâm tỉnh và nhiều tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã trong và ngoài nước đã thực hiện nhiều hoạt động nghiên cứu, giám sát đa dạng sinh học; tuần tra kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng, bảo tồn Voọc mũi hếch và các loài thực vật

Hiện nay, tại tỉnh Hà Giang có khoảng 140 đến 160 cá thể Voọc mũi hếch. Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và nhiều tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã trong và ngoài nước đã thực hiện nhiều hoạt động nghiên cứu, giám sát đa dạng sinh học; tuần tra kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng, bảo tồn Voọc mũi hếch và các loài thực vật; lắp đặt khoảng 22 máy thu âm và bẫy ảnh để ghi nhận số liệu về Voọc mũi hếch; hỗ trợ tạo sinh kế cho người dân sinh sống liền kề với khu bảo tồn.

 
 

Chương trình Lễ hội Bảo tồn Voọc mũi hếch - Monkey Day 2024 nằm trong "Dự án bảo tồn Voọc mũi hếch và các loài thực vật nguy cấp dựa vào cộng đồng giai đoạn 2022 - 2025" của tỉnh Hà Giang là một trong những hoạt động cần thiết với những giải pháp căn cơ, lâu dài, qua đó, giữ môi trường sống cho các loài thực vật, động vật, góp phần hạn chế thấp nhất tình trạng con người xâm hại diện tích rừng tự nhiên hiện nay.

Hải Tú


Ý kiến bạn đọc