Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc Mông trong ngày Tết

10:09, 30/01/2025

Xuân về, mang theo sắc hoa rực rỡ và những thanh âm của khèn Mông vang vọng trên những triền núi cao. Giữa không gian ấy, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mông, huyện Quản Bạ cũng như đang nở hoa, góp phần tô thắm bản sắc văn hóa độc đáo trong ngày Tết cổ truyền.

Để tạo nên một bộ trang phục truyền thống, người phụ nữ Mông phải trải qua hơn 40 công đoạn tỷ mỷ

Để tạo nên một bộ trang phục truyền thống, người phụ nữ Mông phải trải qua hơn 40 công đoạn tỷ mỷ, từ việc tách sợi, giã lanh đến thêu họa tiết. Những bàn tay khéo léo đã thổi hồn vào từng đường kim, mũi chỉ, biến các tấm vải lanh thô sơ thành tác phẩm nghệ thuật. Đặc biệt, các họa tiết được thắt theo số lẻ 3, 5, 7, 9 mang ý nghĩa sâu sắc, biểu tượng cho hòa thuận gia đình, con cái khỏe mạnh và tình đoàn kết dòng họ.

 
Phụ nữ Mông biến các tấm vải lanh thô sơ thành tác phẩm nghệ thuật

Theo gió Xuân, tiếng cười rộn rã vang xa cùng hình ảnh những bộ trang phục truyền thống với váy rực rỡ, khăn vấn đầu duyên dáng và vòng bạc lấp lánh như tia nắng ngày Xuân. Mỗi bộ trang phục không chỉ là biểu tượng của thời trang truyền thống mà còn là niềm tự hào của từng người phụ nữ Mông. Bộ trang phục đó có giá trị từ 10 đến 15 triệu đồng, nhưng cái giá thật sự là những giây phút được mặc lên và tự tin toả sáng giữa đất trời.

Mỗi độ Xuân về, hình ảnh những chiếc váy xòe duyên dáng cùng tiến khèn Mông trầm bổng đã làm say đắm biết bao lòng du khách

Mỗi độ Xuân về, hình ảnh những chiếc váy xòe duyên dáng cùng tiến khèn Mông trầm bổng đã làm say đắm biết bao lòng du khách. Với huyện Quản Bạ, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là nền tảng cho để phát triển du lịch bền vững. Trong hành trình phát triển ấy, những bộ trang phục truyền thống của đồng bào chính là điểm nhấn giữa bản giao hưởng của quá khứ và tương lai./.

Hoàng Chính (Quản Bạ)


Ý kiến bạn đọc