Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Mèo Vạc: Nỗ lực ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi tái phát

21:57, 29/04/2021

          Dù dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát khá lâu, song gần đây lại có biểu hiện quay trở lại ở một số địa phương. Với quyết tâm không để dịch bệnh tái diễn, huyện đã Mèo Vạc đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống quyết liệt, cả trước mắt và lâu dài giúp người dân yên tâm, phát triển chăn nuôi.

Huyện đã chủ động tuyên truyền người dân tiêm phòng các loại vắc xin

          Là hộ chăn nuôi lâu năm với số lượng đàn lợn luôn trên 20 con, gia đình anh Vương Mí Sá, xã Pả Vi chia sẻ: Ngay từ khi có thông tin về bệnh dịch Tả lợn Châu phi xuất hiện ở một số địa phương, gia đình anh đã chủ động thực hiện các việc khử trùng tiêu độc, vệ sinh môi trường chăn nuôi. Đặc biệt, việc này vẫn được duy trì thường xuyên nên dù những năm trước toàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng đàn lợn của anh Sá vẫn luôn phát triển ổn định.

Mèo Vạc hiện có 35 nghìn con lợn

  Huyện Mèo Vạc hiện có 35 nghìn con lợn, trong đó chủ yếu là chăn nuôi theo quy mô gia trạ và nhỏ lẻ. Hiện đang là thời điểm chuyển mùa, sức đề kháng của đàn vật nuôi bị giảm sút, dễ bị mắc các bệnh lây nhiễm. Do đó để đảm bảo cho đàn vật nuôi phát triển ổn định, huyện đã chủ động tuyên truyền người dân tiêm phòng các loại vắc xin; phun hóa chất và sử dụng vôi bột để khử trùng, vệ sinh môi trường chăn nuôi. Đồng thời, lựa chọn các cơ sở cung cấp con giống có uy tín, địa chỉ rõ ràng; thực hiện nghiêm việc khai báo với địa phương về việc tái đàn; nếu phát hiện lợn có dấu hiệu ốm, chết phải lập tức báo cáo với cơ quan chuyên môn để lấy mẫu xét nghiệm; tuyệt đối không giấu dịch.

Người dân đã chủ động phun hóa chất và sử dụng vôi bột để khử trùng, vệ sinh môi trường chăn nuôi

 Một trong những kinh nghiệm để phòng chống dịch tả lợn Châu phi tại huyện Mèo Vạc đó là: vận động người chăn nuôi thực hiện nghiêm nguyên tắc “5 không”: không giấu dịch; không mua, bán, vận chuyển; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt. Đây là bài học thực tế quan trọng nhằm bảo vệ đàn vật nuôi, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa phát triển trong thời gian tới./.

Phương Duyên- Văn Bính


Ý kiến bạn đọc