Đẩy mạnh các giải pháp khống chế dịch chồng dịch trên đàn vật nuôi - Ngày 27/6/2021
Hiện nay, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang phải cùng lúc phòng chống 3 loại dịch bệnh là dịch tả lợn châu Phi; dịch bệnh viêm da nổi cục và dịch cúm gia cầm Cúm A/H5N6. Để khống chế dịch chồng dịch trên đàn vật nuôi, ngành chuyên môn, các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất tổn thất về kinh tế...
Các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch nhằm hạn chế thấp nhất tổn thất về kinh tế... |
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều ổ dịch, vùng dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, như dịch cúm A/H5N6, dịch viêm da nổi cục trên trâu bò và dịch tả lợn châu Phi. Trước nguy cơ dịch chồng dịch đe dọa đàn gia súc và gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với người chăn nuôi, ngành Nông nghiệp và các địa phương đã và đang tập trung thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp để khống chế dịch bệnh.
Tuyên truyền cho người dân về dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò |
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 370 hộ/8 huyện có trâu bò mắc bệnh viêm da nổi cục; 48 hộ/2 huyện có lợn mắc dịch tả lợn châu Phi và nhiều hộ, khu vực xuất hiện cúm gia cầm. Nguyên nhân là do thời điểm này, thời tiết nóng ẩm, mưa nắng thất thường thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát và lây lan; sức đề kháng của vật nuôi yếu làm cho đàn gia súc dễ mắc hoặc lây bệnh. Về chủ quan, do tập quán chăn nuôi thả rông gia súc vẫn phổ biến nên công tác phòng, chống dịch gặp nhiều khó khăn. Với quyết tâm cao, các giải pháp phòng chống dịch tiếp tục được triển khai đồng bộ, trong đó giải pháp trước mắt là khẩn trương tiêm vắc xin phòng bệnh cho toàn bộ đàn vật nuôi...
Trên địa bàn tỉnh đã có 370 hộ/8 huyện có trâu bò mắc bệnh viêm da nổi cục |
Với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt trong thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch, chắc chắn dịch bệnh trên đàn gia súc sẽ sớm được ngăn chặn, khống chế. Tuy nhiên, để bảo vệ đàn gia súc một cách hiệu quả, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của ngành chức năng, người dân cần chủ động tiêm phòng, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn, quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi để hạn chế xảy ra dịch bệnh, giảm bớt rủi ro do dịch bệnh gây ra.
Hải Hà- Hồng Duyên
Ý kiến bạn đọc