Do đặc thù là một tỉnh miền núi biên giới nên các nguồn thực phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày như các thịt, cá, rau xanh…phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung ứng từ các tỉnh dưới xuôi.
Khi xảy ra dịch Covil-19, quá trình lưu thông hàng hóa từ các tỉnh dưới xuôi lên Hà Giang bị hạn chế. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến các loại thực phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày, nhất là các loại thực phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi.
Bên cạnh đó, bệnh dịch tả lợn châu Phi và bệnh Viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò đã gây thiệt hại lớn đến ngành chăn nuôi của tỉnh và tác động trực tiếp đến nguồn thực phẩm thiết yếu này.
Phát triển chăn nuôi gà theo qui mô gia trại tại xã Vĩ Thượng, huyện Quang Bình |
Nhằm chủ động nguồn thực phẩm khi xảy ra dịch Covil – 19, ngành Nông nghiệp của tỉnh đã đề ra các chính sách khuyến khích các cơ sở chăn nuôi tiến hành rà soát lại các điều kiện thực tế để nhanh chóng thực hiện tái đàn lợn. Triển khai các biện pháp tái đàn theo qui định về an toàn sinh học trong lĩnh vực chăn nuôi, tăng cường kiểm soát tốt dịch bệnh nhằm đảm bảo hiệu quả trong quá trình phát triển chăn nuôi
Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, bệnh Viêm da nổi cục trên đàn bò và dịch Covid - 19 đã tác động lớn đến quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp nói chung và các nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi nói riêng trên địa bàn tỉnh; trong đó, quá trình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp nhiều khó khăn.
Một trang trại chăn nuôi lợn tại xã Liên Hiệp, huyện Bắc Quang |
Bên cạnh đó, nhằm chủ động nguồn thực phẩm do dịch Covil – 19 còn diễn biến phức tạp, ngành Nông nghiệp của tỉnh đã đề ra các chủ trương và định hướng cho các huyện, thành phố: Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi nhằm bình ổn giá thịt lợn, hạn chế việc tăng giá thịt lợn trên thị trường. Tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và xử lý môi trường trong quá trình chăn nuôi…
Ngoài ra, nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, tỉnh đã đề ra nhiều chính sách hỗ trợ người dân mở rộng qui mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa như: Tiếp tục thực hiện chính sách vay vốn được hỗ trợ lãi suất nhằm giúp người dân mở rộng qui mô chăn nuôi; hỗ trợ người dân chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác thụ tinh nhân tạo nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng đàn gia súc....
Với những giải pháp thiết thực và cụ thể, ngành Nông nghiệp của tỉnh sẽ góp phần bình ổn giá cả các loại thực phẩm có nguồn gộc từ chăn nuôi và giúp người tiêu dùng chủ động nguồn thực phẩm thiết yếu này trong đại dịch Covil – 19.
Phạm Văn Phú
(Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh)
Ý kiến bạn đọc