Nhằm hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm cam niên vụ 2021 – 2022. Ngày 9/9, Sở Công thương tổ chức Họp bàn giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cam Sành trên sàn giao dịch thương mại điện tử Voso và Postmart.
Toàn cảnh cuộc họp |
Niên vụ 2021 – 2022, tổng diện tích cam sành cho thu hoạch trên 5.700ha, năng suất bình quân ước đạt 102,6 tạ/ha, sản lượng cam suản xuất theo tiêu chuẩn VietGap ước đạt 45.700 tấn...Tại buổi làm việc, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch, đưa ra nhiều giải pháp và giao nhiệm vụ cụ thể: Bưu điện tỉnh xây dựng tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất đăng ký tài khoản và đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn Thương mại điện tử. Tập huấn, đào tạo nông dân trồng cam, HTX hiểu về cách thức bán hàng và sau bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Viettel Post nhận hàng từ nhà cung cấp, kiểm tra đóng gói đưa đơn hàng đến nơi phát. Các Sở, ngành, địa phương chịu trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tùy theo đặc điểm cụ thể của ngành phối hợp với Chi nhánh Bưu chính Viettel Hà Giang thực hiện việc đẩy mạnh tiêu thị sản phầm nông nghiệp tỉnh cũng như chuyển đổi kinh tế số cho bà con nông dân trong tỉnh. Sở Công thương cũng đề nghị Sở NN&PTNT chủ động kiểm soát chất lượng cam tại các vùng trồng cam. Lấy tên lên sàn thương mại điện tử là Cam vàng Hà Giang; kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo quản và thống nhất về giá thành, cách đóng gói bao bì sản phẩm...Đặt mục tiêu đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh lên sàn thương mại điện tử giúp bà con nông dân bán hàng theo xu hướng Quốc tế; Đồng hành cùng bà con nông dân đưa sản phẩm cam hà Giang lên sàn Voso tiêu thụ tối thiểu 15% sản lượng cam của tỉnh./.
Quỳnh Hương - Hải Tú
Ý kiến bạn đọc