Theo báo cáo của ngành chức năng, từ đầu năm đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp và gây thiệt hại nặng đối với ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn 10 huyện, thành phố (trừ huyện Hoàng Su Phì chưa xuất hiện dịch bệnh).
Bên cạnh đó, thức ăn chăn nuôi tăng cao và giá lợn hơi có xu hướng giảm, chỉ từ 38.000 - 41.000 đồng/kg và giá bán thịt lợn tại các địa phương dao động từ 130.000 – 160.000 đồng/kg…nên người chăn nuôi cũng không “mặn mà” khi tái đàn.
Theo báo cáo của các địa phương, số lượng đàn lợn xuất chuồng (tính đến thời điểm dịp tết) vẫn còn tồn khá lớn tại các hộ và các trang trại, gia trại chăn nuôi tại các huyện, thành phố. Với số lượng đàn lợn như vậy có thể giúp các địa phương tự chủ nguồn cung cấp thịt lợn trong dịp tết sắp tới.
Đàn lợn của một trang trại tại huyện Bắc Quang |
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi của tỉnh nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng cũng đứng trước nhiều rủi ro, đó là: Bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa được khống chế hoàn toàn nên ảnh hưởng lớn đến sản lượng thịt lợn xuất chuồng; số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng còn nhiều hạn chế; bên cạnh đó là dịch bệnh Covil – 19 vẫn còn diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, chưa được khống chế hoàn toàn…
Mặc dù đứng trước nhiều khó khăn và thách thức nhưng các ngành chức năng của tỉnh và 11 huyện, thành phố cùng người dân phấn đấu tự chủ, đảm bảo nguồn cung ứng thịt lợn dịp Tết Nguyên đán 2022 sắp tới.
Phạm Văn Phú
(Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh)
Ý kiến bạn đọc