Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Giang giao ban 9 tháng đầu năm

07:50, 14/10/2021

Chiều 13.10, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Giang tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm.

Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị

Trong 9 tháng đầu năm, hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước; tổ chức tốt các hoạt động tiền tệ. Các tổ chức tín dụng cơ bản thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh; tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép”, huy động vốn tăng 6,2%, tín dụng tăng trưởng tăng 7,3%. Tích cực triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển KT – XH và an sinh xã hội; hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng, nhất là thanh toán không dùng tiền mặt. Các hoạt động thanh toán và lưu thông tiền tệ, đảm bảo an toàn thanh khoản, đáp ứng nhu cầu tiền mặt và các phương tiện thanh toán cho các thành phần kinh tế. Tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 26.709 tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng đầu tưu cho nền kinh tế đạt 25.492 tỷ đồng. Bên cạnh đó, toàn ngành đã quyết liệt triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiêp, người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19. Trong đó, đã tháo gỡ khó khăn cho 62.019 khách hàng với tổng dư nợ trên 15.000 tỷ đồng…

Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận, đề xuất một số giải pháp triển khai hiệu quả nhiệm vụ 3 tháng cuối năm như: chuẩn bị các phương án đầu tư tín dụng phù hợp với tín hiệu thị trường; các tổ chức tín dụng tập trung mọi nguồn lực cho tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho phát triển kinh tế, phấn đấu 3 tháng cuối năm vốn tín dụng toàn địa bàn tăng trưởng 8%; triển khai các các giải pháp tháo gỡ khó khăn hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, HTX chịu ảnh hưởng bới dịch Covid – 19; …

Lãnh đạo Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang đề nghị các tổ chức tín dụng cần đảm bảo an toàn cho hệ thống, chấp hành tốt quy định về huy động vốn. Triển khai đầy đủ các gói hỗ trợ chính sách. Không hạ thấp điều kiện và kiểm soát tốt việc cho vay. Đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Rà soát lại các văn bản chỉ đạo về thanh toán không dùng tiền mặt để đẩy nhanh quá trình thực hiện, thích ứng với tình hình thực tế. Tăng cường đảm bảo an toàn kho quỹ. Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của ngành về công tác phòng chống dịch covid-19./.

Hồng Duyên


Ý kiến bạn đọc