“Xem xét tạm dừng thanh toán đối với các chủ rừng có hành vi xâm hại rừng, khai thác rừng trái phép. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ngăn ngừa sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng tiền DVMTR gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng. Kiểm tra, giám sát quá trình thanh toán tiền đảm bảo chi đúng, đủ, công khai, minh bạch”. Đó là kết luận của Đồng chí Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại cuộc Họp của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Giang triển khai một số công tác trọng tâm trong Quý III năm 2022 được tổ chức ngày 08/07. Dự cuộc họp có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, thường trực UBND các huyện, thành phố trong tỉnh.
Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Hoàng Gia Long phát biểu tại cuộc họp |
Trong quý II năm 2022 Hội đồng quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã tham mưu ban hành các quyết định phê duyệt đơn giá bình quân, điều chỉnh và phân bổ nguồn tiền trồng rừng thay thế. Ký kết hợp đồng ủy thác tiền DVMTR đối với các đơn vị sản xuất thủy điện mới đi vào hoạt động và đôn đốc làm việc với các đơn vị còn nợ đọng nộp tiền về Quỹ và đã thực hiện thu số tiền trong quý II/2022 là hơn 27 tỷ đồng. Diện tích rừng có cung ứng DVMTR tính đến ngày 30/6/2022 là 451.805,27 chiếm 97,8% diện tích rừng toàn tỉnh, giảm 31,53 ha. Quỹ đã phối hợp với UBND cấp huyện, chủ rừng tiến hành thông báo, niêm yết công khai danh sách chi trả tiền DVMTR tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn và tại trụ sở thôn/tổ dân phố có diện tích rừng. Chỉ đạo chủ rừng hoàn thiện thủ tục, hồ sơ phục vụ công tác thanh toán tiền, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng tiền DVMTR của UBND cấp xã. Phối hợp với các đơn vị quản lý các nhà máy sản xuất thủy điện mới đi vào hoạt động đàm phán ký kết hợp đồng ủy thác tiền DVMTR theo quy định. Tính đến ngày 30/6/2022 đã thanh toán cho chủ rừng được trên 123 tỷ đồng đạt 99,93% kế hoạch, đảm bảo an toàn và minh bạch, phối hợp kiểm tra tiến độ, chất lượng trồng rừng thay thế để đảm bảo chất lượng rừng trồng. Việc thanh toán tiền cho chủ rừng thông qua bên thứ 3 đã tiết kiệm được thời gian cho người dân khi nhận tiền và đảm bảo sự công khai, minh bạch...
Hội nghị đã tập trung ban các giải pháp khắn phục những tồn tại như: Việc xử lý nợ đọng tiền DVMTR quý I năm 2022, mặc dù đã đôn đốc nhiều lần nhưng chưa nộp đề nghị xem xét, xử lý nghiêm vi phạm hành chính trong lĩnh vực chi trả DVMTR. Một số lô rừng có cung ứng DVMTR vẫn có tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, khai thác lâm sản trái phép nên cần tăng cường các giải pháp phối hợp quản lý, bảo vệ rừng đồng bộ hơn và kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc trong việc rà soát, xác định diện tích rừng giữa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với thực địa...
Kết luận cuộc họp, Đồng chí: Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu: Xem xét tạm dừng thanh toán đối với các chủ rừng có hành vi xâm hại rừng, khai thác rừng trái phép. Các Sở, ngành, UBND cấp huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại cơ sở gắn với nhiệm vụ chuyên môn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ, ngăn ngừa sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng tiền DVMTR gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng. Kiểm tra, giám sát quá trình thanh toán tiền cho bên nhận khoán tại cơ sở, đảm bảo chi đúng, đủ, công khai, minh bạch. Đôn đốc các đơn vị sử dụng DVMTR kê khai, nộp tiền, kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng kéo dài, chây ì trong nộp tiền DVMTR. Hướng dẫn các chủ rừng thực hiện các mẫu sổ sách ghi chép, quản lý tiền Dịch vụ môi trường rừng. Xây dựng các mô hình quản lý bảo vệ rừng và sử dụng tiền chi trả DVMTR hiệu quả, phù hợp thực tế. Tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền thực hiện chính sách chi trả DVMTR gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng. /.
Đình Anh - Tuấn Quỳnh
Ý kiến bạn đọc