Mô hình quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng đang được người dân trên địa bàn huyện Xín Mần thực hiện có hiệu quả. Mô hình này không chỉ nâng cao được nhận thức cho người dân về công tác bảo vệ và phát triển rừng, mà còn hạn chế tình trạng chặt phá rừng bừa bãi.
Các tổ bảo vệ rừng với từ 8 đến 10 người tổ chức tuần tra, bảo vệ rừng. |
Trung Thịnh là xã có diện tích rừng khá lớn của huyện Xín Mần và được giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ. Định kỳ hằng tuần, hằng tháng, các tổ bảo vệ rừng với từ 8 đến 10 người tổ chức tuần tra, bảo vệ rừng. Vì vậy, các thông tin liên quan đến hiện trạng rừng hoặc phát hiện rừng có dấu hiệu bị xâm phạm, tổ tuần rừng sẽ ngăn chặn, báo cáo kịp thời với chính quyền xã, Hạt Kiểm lâm huyện.
Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền xã Trung Thịnh luôn chú trọng tuyên truyền, vận động người dân, chủ rừng tích cực tham gia bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng; kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ bảo vệ rừng thôn và xã. Từ đó, ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng lên, góp phần cùng lực lượng kiểm lâm làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn.
Ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng lên, góp phần cùng lực lượng kiểm lâm làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng |
Huyện Xín Mần hiện có trên 56 nghìn ha rừng tự nhiên với 185 tổ quản lý, bảo vệ rừng. Thời gian qua, các tổ quản lý, bảo vệ rừng luôn phát huy tốt vai trò, trách nhiệm và hạn chế tối đa việc chặt phá, khai thác rừng trái phép. Nhờ đó, cùng với việc trồng rừng đã góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn huyện.
Mô hình quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng đang được người dân trên địa bàn huyện Xín Mần thực hiện có hiệu quả |
Có thể thấy, việc quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng tại huyện Xín Mần không chỉ có hiệu quả mà còn bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, tăng độ che phủ, tạo nguồn thu nhập từ kinh tế rừng, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân../.
Hải Tú- Hồng Hải
Ý kiến bạn đọc