Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Hoàng Su Phì giữ gìn cây chè di sản

17:03, 16/02/2023

Huyện Hoàng Su Phì có trên 1.200 cây chè Shan tuyết được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Cấp ủy, chính quyền huyện đang tập trung triển khai nhiều giải pháp để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị cây chè di sản, chè cổ thụ, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ trồng chè.

chè

Người dân thôn Phìn Hồ, xã Thông Nguyên chăm sóc cây chè cổ thụ.

Thông Nguyên là một trong những xã có diện tích chè lớn của huyện Hoàng Su Phì với gần 668 ha. Trong đó diện tích cho thu hoạch đạt gần 528 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 2.000 tấn một năm, nhiều diện tích chè có tuổi đời hàng trăm năm tuổi nằm rải rác trên địa bàn các thôn. Việc giữ gìn bảo tồn diện tích chè Shan tuyết cổ thụ cũng như các cây được công nhận cây di sản đã góp phần giữ gìn nguồn gen quý cũng như nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm chè.

Cũng là xã có nhiều cây chè Shan tuyết được chứng nhận là cây di sản, xã Túng Sán có gần 300 ha chè, diện tích đang cho thu hoạch trên 200 ha và phần lớn trong số đó là chè cổ thụ.

Những cây chè đã được công nhận cây di sản ở thôn Phìn Hồ, xã Thông Nguyên.

Huyện Hoàng Su Phì có 1.248 cây chè Shan tuyết cổ thụ trên địa bàn 5 xã Nậm Ty, Thông Nguyên, Hồ Thầu, Tả Sử Choóng và Túng Sán đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Việc được công nhận cây di sản có ý nghĩa quan trọng đối với huyện Hoàng Su Phì trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị từ cây chè cổ thụ.

Tuy nhiên, có một thực tế đó là hiện các cây di sản đều là những cây cổ thụ, già cỗi, một số cây có dấu hiệu sinh trưởng kém, bị sâu bệnh hại, héo lá, chết cành. Trong khi, việc bảo vệ cây di sản còn gặp khó khăn do chưa có nguồn kinh phí riêng. Vì vậy, trong thời gian tới, rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, ngành và của cả cộng đồng để bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị của cây di sản trên địa bàn.​/.

Ngọc Hải- Hải Yến

 

 

 

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc