Ngày 15/11, tại Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc phát triển du lịch Việt Nam nhanh và bền vững. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hà Giang, có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.
Điểm cầu tỉnh Hà Giang |
Từ đầu năm đến nay, du lịch Việt Nam, dần khôi phục trở lại, khách du lịch quốc tế vượt chỉ tiêu kế hoạch năm; các sự kiện du lịch diễn ra sôi động; sản phẩm du lịch được làm mới, tăng sự hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao; cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch được đầu tư; lượng khách quốc tế đến Việt nam đạt trên 9,97 triệu lượt người, khách nôi địa đạt 98,7 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 582 nghìn tỷ đồng. Du lịch Việt Nam nhận 54 giải thưởng tại lễ trao giải thưởng khu vực châu Á thái Bình dương năm 2023; hoạt động chuyển đổi số, quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh. Tại tỉnh Hà Giang, thời gian qua, du lịch đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Được nhiều tạp chí, tổ chức bình chọn, đánh giá cao: là một trong 10 điểm đến đẹp nhất Việt Nam; điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á. Trong 10 tháng đầu năm tỉnh Hà Giang đã đón Hà Giang đón trên 2,4 triệu lượt khách. Trong đó, khách quốc tế gần 300 nghìn lượt, khách nội địa 2,2 triệu lượt, tăng 35,9 % so với cùng kỳ năm 2022, đạt 97, 6% kế hoạch năm. Ước cả năm 2023 Hà Giang đón trên 3 triệu lượt khách.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về các khó khăn, thách thức của ngành du lịch hiện nay và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững như: lượng khách quốc tế còn thấp so với thời điểm trước năm 2019; hoạt động xúc tiến, quảng bá chưa đảm bảo yêu cầu; thiếu chính sách thị thực có tính cạnh tranh, linh hoạt; sản phẩm du lịch chưa tương xứng với tiềm năng; nguồn nhân lực thiếu… Do vậy, cần thúc đẩy liên kết hợp tác giữa các vùng, địa phương, doanh nghiệp; nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch. Xây dựng môi trường du lịch xanh, văn minh, an toàn, thân thiện.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nêu rõ: nhu cầu của khách du lịch liên tục thay đổi, đòi hỏi ngày càng cao về cả chất lượng sản phẩm, sự trải nghiệm, tính đa dạng, độc đáo. Các nước trong khu vực đẩy mạnh đầu tư, phát triển và thu hút khách du lịch, tạo sức cạnh tranh lớn, trong khi nguồn lực đầu tư của Việt Nam còn hạn chế. Do vậy, đề nghị phải thay đổi tư duy tiếp cận. Thường xuyên đổi mới dịch vụ du lịch, tạo điểm nhấn, hấp dẫn du khách. Tạo sức mạnh bằng cách phát triển du lịch toàn dân, toàn cầu. Đi theo su thế phát triển du lịch của thời đại. Chủ động, tích cực trong công tác quảng bá, xúc tiến gắn với chuyển đổi xanh, tranh thủ được cơ hội. Quản lý du lịch thông minh, có cơ chế thông thoáng, hiệu quả. Bảo vệ môi trường, tính độc đáo, nguyên sơ, nguyên vẹn của vùng, miền, địa điểm du lịch. Nâng cao nhận thức đầy đủ về du lịch. Phát triển du lịch đặt trong tổng thể phát triển kinh tế, xã hội. Là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành, phát huy được sức mạnh của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, giảm chi phí. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển hệ sinh thái du lịch nhanh, bền vững, hiệu quả. Phát triển du lịch bền vững trên nguồn tài nguyên con người, thiên nhiên, giá trị lịch sử. Xây dựng chuỗi giá trị liên kết du lịch quốc gia và toàn cầu. Hình thành cung đường nhiều điểm đến bằng cách liên kết vùng, liên kết cả nước, quốc tế. Khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, có nhiều doanh nghiệp du lịch mới. Thúc đẩy mô hình quản lý du lịch tích hợp. Khẩn trương hoàn thành quy hoạch hệ thống du lịch chiến lược. Phát huy vai trò của người đứng đầu về phát triển du lịch...
Hồng Duyên
Ý kiến bạn đọc