Năm 1991, nguồn năng lượng của tỉnh phụ thuộc hoàn toàn máy phát điện, thủy điện nhỏ. Cả tỉnh vẻn vẹn cũng chỉ có đôi ba trạm thủy điện nhỏ và máy phát điện Diezen. Nhưng đến nay, điện lưới quốc gia đã về với hơn 90% thôn, bản của Hà Giang. Trên 93% số gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia.
Trên 93% số gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia |
Năm 1994, một đường chỉ đỏ trên bản đồ Điện lực Hà Giang được vạch ra. Đường dây 110KV đầu tiên đã đưa điện lưới quốc gia từ Yên Bái lên khắp các huyện của tỉnh. Đường dây điện đến đâu người dân ủng hộ đến đó. Những trạm biến áp đã được xây dựng ở những nơi tưởng chừng khó đến nhất.
Các cột điện được nâng cấp an toàn, chắc chắn để đưa ánh sáng điện về với mỗi nhà |
Hệ thống lưới điện đã ngày càng phát triển. Hiện toàn tỉnh đã có 2 trạm biến áp 220KV, 3 trạm biến áp nâng cấp tiếp nhận nguồn từ các nhà máy thủy điện phát lên lưới. Hệ thống lưới điện 110kv thì có 5 trạm biến áp. Toàn tỉnh cũng đang có 1.767 trạm biến áp trung áp với tổng dung lượng là 358.032MVA. Tổng chiều dài đường dây trung áp hiện là 3.060km. Nhờ vậy, toàn tỉnh đã có 1.867 thôn có điện lưới quốc gia và có 182.360 hộ gia đình sử dụng điện. Số thôn, số hộ sử dụng điện đã đạt trên 90%. Điện về đã làm thay đổi đời sống của người dân.
Toàn tỉnh đã có 1.867 thôn có điện lưới quốc gia và có 182.360 hộ gia đình sử dụng điện |
Điện về thôn, bản, đời sống người dân có sự thay đổi rõ rệt. Ti vi, tủ lạnh, máy phục vụ sản xuất được sắm sửa. Điện chiếu sáng mọi nhà. Tuy vậy, Hà Giang vẫn còn 204 thôn, bản với 13.306 hộ dân chưa có điện lưới quốc gia. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng đang phấn đấu đến năm 2025 100% các thôn, bản biên giới sẽ có điện lưới quốc gia sử dụng. Những nguồn vốn đã được dành để đầu tư phát triển hệ thống lưới điện.
Sự đầu tư của nhà nước đã thúc đẩy phát triển khu vực đồng bào dân tộc thiểu số |
Hệ thống lưới điện rồi đây sẽ được đầu tư thêm nhiều hơn. Những thôn, bản vùng khó khăn, biên giới được ưu tiên đầu tư. Và sau đầu tư xây dựng hệ thống này được bàn giao cho ngành điện quản lý. Sự đầu tư của nhà nước đã thúc đẩy phát triển khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Các cột điện được nâng cấp an toàn, chắc chắn để đưa ánh sáng điện về với mỗi nhà. Hệ thống đường dây thường xuyên được duy tu bảo dưỡng để đảm bảo an toàn cho người dân./.
Văn Bính- Thu Hoài
Ý kiến bạn đọc