Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

18:17, 26/04/2024

Không chỉ với đàn Chó, Mèo, hiện nay, thời tiết nắng nóng, mưa ẩm là nguy cơ để dịch bệnh trên đàn vật nuôi phát sinh và lây lan nhanh. Tăng cường khử trùng, tiêu độc, chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh là khuyến cáo của ngành chức năng đối với người chăn nuôi để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi phát ổn định, bền vững…

 

Tỉnh đã xây dựng kế hoạch, triển khai tiêm phòng trên địa bàn 11 huyện, thành phố

Gia đình chị Nguyễn Thị Mệ ở thôn Nà Ngoa, xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh có 5 con trâu. Ngoài việc được cán bộ chuyên môn của huyện và xã hướng dẫn và thực hiện vệ sinh tiêu độc khử độc chuồng trại, chị Mệ cũng biết lịch tiêm vắc xin cho đàn vật nuôi để thực hiện.

Thực hiện vệ sinh tiêu độc khử độc chuồng trại

Gia đình ông Phàn Sào Thìn ở thôn Thượng Sơn, thị trấn Tam Sơn là hộ có quy mô chăn nuôi lợn lớn với tổng đàn luôn được duy trì từ 50 con trở lên. Hiện, lợn thương phẩm đang được giá nên để tránh thiệt hại, ông Thìn thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng và tiêm phòng vắc xin đầy đủ nên đàn lợn của gia đình ông phát triển tốt.

Tăng cường khử trùng, tiêu độc, chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi

Để chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh, tỉnh đã xây dựng kế hoạch, triển khai tiêm phòng trên địa bàn 11 huyện, thành phố. Tổng số gia súc dự kiến phải tiêm phòng vắc xin trên địa bàn toàn tỉnh năm 2024 cho khoảng trâu, bò 263.479 con; lợn 587.303 con; chó 130.914 con.

Cần đề cao cảnh giác với các yếu tố dễ phát sinh dịch bệnh để chủ động các phương án phòng, chống dịch bệnh
 

Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp hiện nay, cơ quan chuyên môn cũng khuyến cáo các hộ chăn nuôi không nên chủ quan, cần đề cao cảnh giác với các yếu tố dễ phát sinh dịch bệnh để chủ động các phương án phòng, chống dịch bệnh một cách tốt nhất nhằm đảm bảo hiệu quả, giá trị kinh tế chă nuôi.

Tiến Thành- Hải Yến

 


Ý kiến bạn đọc