Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Bắc Quang sơ kết mô hình mạ khay, cấy máy và sử dụng Phân viên nén nhả chậm vụ xuân năm 2024

14:50, 26/05/2024

Ngày 25/5, tại xã Liên Hiệp, Phòng NN&PTNT Bắc Quang đã tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện mô hình sản xuất mạ khay, cấy máy và sử dụng Phân viên nén nhả chậm vụ xuân năm 2024; tham gia Hội nghị có Công ty TNHH Công nghệ phát triển nông nghiệp xanh Hà Nội; HTX Nông nghiệp số huyện Bắc Quang; Trung tâm dịch vụ và chuyển giao KHKT về NLN huyện; Trạm Trồng trọt và BVTV; Thường trực UBND, công chức địa chính nông nghiệp các xã: Quang Minh, Kim Ngọc, Thượng Bình, Bằng Hành, Liên Hiệp, xã Hữu Sản, Đức Xuân, Đồng Yên, Liên Hiệp: Bí thư chi bộ, Trưởng thôn và các hộ tham gia thực hiện mô hình của xã Liên Hiệp.

Quang cảnh hội nghị

Thực hiện kế hoạch triển khai mô hình ứng dụng cơ giới hóa mạ khay, cấy máy và sử dụng Phân viên nén nhả chậm cho cây lúa, từng bước tuyên truyền cho người dân đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, vụ xuân năm 2024, Phòng NN&PTNT huyện Bắc Quang tiếp tục triển khai mô hình ứng dụng cơ giới hóa mạ khay, cấy máy và sử dụng Phân viên nén nhả chậm cho cây lúa tại 2 xã Liên Hiệp và Đồng Yên với diện tích 5,0 ha/35 hộ tham gia. trong đó: Thôn Tân Thành II xã Liên Hiệp là 2,0ha/15 hộ, thôn Đồng Kem xã Đồng Yên 3,0ha/20 hộ, với cơ cấu giống lúa thuần Tẻ nương Hà Giang.

Tỷ lệ hạt chắc cao.

Ngay sau khi triển khai mô hình, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Quang trực tiếp tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại và thu hoạch cho các hộ thực hiện mô hình; HTX Nông nghiệp số huyện Bắc Quang tổ chức sản xuất mạ khay và cấy máy. Kết quả đối chứng cho thấy: Do được áp khoa học kỹ thuật, sử dụng phân bón phù hợp nên cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung, thân cây to khỏe và cứng cây, trung bình mỗi khóm đạt 8-10 dảnh hữu hiệu, tỷ lệ hạt chắc cao.

Cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe
Tổng thu của mô hình Bón phân viên nén nhả chậm đạt 65.920.000 đồng/ ha

Qua theo dõi sâu bệnh trên mô hình hình sử dụng Phân viên nén nhả chậm, cây lúa chống chịu sâu bệnh tốt; Mức độ gây hại của sâu bệnh từ giai đoạn đẻ nhánh đến đứng cái - làm đòng đều gây hại ở mức độ nhẹ nên không cần sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ, không làm ảnh hưởng đến năng xuất, sản lượng và chất lượng của lúa. năng suất mô hình Bón phân viên nén nhả chậm đạt năng xuất trung bình là: 82,4 tạ/ ha; so sánh với Bón phân theo quy trình cũ (ruộng đối chứng) là: 76,0 tạ/ ha. Tổng thu của mô hình Bón phân viên nén nhả chậm đạt 65.920.000 đồng/ ha. Tổng thu của ruộng đối chứng (bón phân theo quy trình cũ) đạt  60.800.000 đ/ha, lợi nhuận cao hơn 6.095.000 đồng/ha so với bón phân theo quy trình truyền thống cũ.

 

Tại Hội nghị, các đại biểu đều có chung nhận định, sản xuất lúa theo quy trình khép kín mạ khay - cấy máy sử dụng bón phân viên nén nhả chậm chuyên dùng cho cây lúa, giảm được chi phí công lao động, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt và tăng khả năng kháng bệnh, đẻ nhánh khỏe, tập chung, trỗ bông đều, bông to nhiều hạt, tỷ lệ hạt lép thấp; Mức đầu tư thâm canh,phù hợp với điều kiện kinh tế của bà con nông dân các xã trên địa bàn huyện Bắc Quang. Mô hình phù hợp với chủ trương đưa cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ KHKT, thực hiện mô hình khép kín từ khâu làm mạ khay, cấy máy bón phân viên nén nhả chậm theo Nghị quyết BCH Đảng bộ huyện Bắc Quang đã đề ra.

Mô hình phù hợp với chủ trương đưa cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ KHKT

Trên cơ sở kết quả mô hình, Phòng Nông nghiệp và PTNT tiếp tục thực hiện nhân rộng mô hình tại các xã trọng điểm trồng lúa trên địa bàn huyện ở vụ mùa năm 2024 và năm tiếp theo./.

Chí Cường (Bắc Quang)


Ý kiến bạn đọc