Với lợi thế về trồng rừng kinh tế, trên địa bàn huyện Bắc Quang đã hình thành nhiều cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh lâm sản. Đi cùng với đó, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, đưa các cơ sở sản xuất chế biến lâm sản vào hoạt động đúng quy định, góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nguồn nguyên liệu chủ yếu của Công ty TNHH Một thành viên Quang Trung, xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang là thu mua từ gỗ rừng trồng của nhân dân với các loại gỗ keo, bồ đề, mỡ, xoan... |
Công ty TNHH Một thành viên Quang Trung, xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang với dây truyền được đầu tư trung bình mỗi ngày sản xuất khoảng 60 – 70m3 gỗ, tạo việc làm ổn định cho khoảng 20 lao động, với mức thu nhập bình quân 8 – 10 triệu đồng/tháng. Các sản phẩm chính của công ty là gỗ ván bóc và gỗ băm dăm được tiêu thụ tại những nhà máy giấy lớn ngoài tỉnh. Nguồn nguyên liệu chủ yếu của công ty là thu mua từ gỗ rừng trồng của nhân dân với các loại gỗ keo, bồ đề, mỡ, xoan...
Qua các đợt kiểm tra của ngành chức năng, nhìn chung các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh lâm sản trên địa bàn đều chấp hành đầy đủ thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh theo quy định hiện hành |
Theo số liệu thống kê, hiện trên địa bàn huyện Bắc Quang có 172 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản, trong đó có 4 công ty, còn lại là các hộ gia đình, cá nhân. Qua các đợt kiểm tra của ngành chức năng, nhìn chung các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh lâm sản trên địa bàn đều chấp hành đầy đủ thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh theo quy định hiện hành. Nguyên liệu đều có nguồn gốc hợp pháp, đủ giấy tờ thủ tục, nộp thuế theo quy định trước khi chế biến và vận chuyển tiêu thụ.
Hiện trên địa bàn huyện Bắc Quang có 172 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản, trong đó có 4 công ty, còn lại là các hộ gia đình, cá nhân |
Thực hiện theo chỉ đạo của tỉnh về việc phát triển lâm nghiệp bền vững, huyện Bắc Quang đã mở rộng diện tích trồng cây lâm nghiệp như: Keo, quế, bồ đề, xoan… nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh lâm sản trên địa bàn. Cùng với đó, tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra thường xuyên đối với các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh lâm sản đảm bảo đúng quy định của Nhà nước, để có những biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời và tạo điều kiện thông thoáng cho các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản đảm bảo theo quy định của pháp luật./.
Công Sáu – Ngọc Hải
Ý kiến bạn đọc