Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Tăng cường dân vận chính sách trong đồng bào dân tộc thiểu số

17:14, 07/10/2024

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới đặc biệt khó khăn, với 19 dân tộc anh em, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đạt xấp xỉ 50%. Thời gian qua chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Hà Giang đã được triển khai tích cực mang lại hiệu quả. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thực hiện công khai, dân chủ từ cơ sở, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia đầy đủ của người dân.

 

Gia đình ông Vừ Dùng Pó thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn vươn lên phát triển kinh tế từ chăn nuôi 

Gia đình ông Vừ Dùng Pó thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn từng là một nông hộ nghèo của thôn Đoàn Kết. Năm 2022, gia đình ông đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách mua 2 con bò về nuôi. Sau khoảng 4-6 tháng nuôi vỗ béo, ông bán giá mỗi con bò là từ 35 - 40 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông Pó thu lãi từ 8- 10 triệu đồng/trên lứa.

 
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện trên địa bàn 2.063 thôn, tổ dân phố của 192 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện trên địa bàn 2.063 thôn, tổ dân phố của 192 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Có thể kể đến một số kết quả đáng ghi nhận như: Kinh tế tăng trưởng khá với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá so sánh ước đạt trên 7.266 tỷ đồng, tăng 5,66%, cao hơn cùng kỳ năm 2023; tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch đạt 85%; hệ thống cơ sở trường học, y tế được củng cố… Qua gần 3 năm triển khai thực hiện chương trình, cơ bản các nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần đã được triển khai thực hiện và phân bổ vốn đến các đơn vị, các địa phương thực hiện.

Trong gần 3 năm thực hiện Chương trình, Hà Giang đã giải quyết việc làm cho trên 75.000 người. 

Trong gần 3 năm thực hiện Chương trình, Hà Giang đã giải quyết việc làm cho trên 75.000 người. Phong trào “Dân vận” và “Dân vận khéo” giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đã lồng ghép với các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động của Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, của từng cơ quan, đơn vị; xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình điển hình, tiêu biểu trên các lĩnh vực. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện 1.890 mô hình “Dân vận khéo”, trong đó có 1.117 mô hình phát triển kinh tế, 386 mô hình về lĩnh vực văn hóa, xã hội, 284 mô hình về quốc phòng - an ninh, 103 mô hình xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Có 1.694 mô hình được đánh giá mang lại hiệu quả thiết thực và 422 mô hình được nhân rộng phạm vi toàn tỉnh.

Mục tiêu đến cuối năm 2024, Hà Giang giảm tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 5 - 6%/năm

Vai trò của công tác dân vận đã có sức lan tỏa trên địa bàn tỉnh, được chính quyền các cấp coi trọng và chỉ đạo quyết liệt. Mục tiêu đến cuối năm 2024 giảm tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 5 -  6%/năm. Công tác dân vận đã góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, chung tay thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng những miền quê nông thôn miền núi ấm no hạnh phúc, trở thành những làng quê đáng sống./.

Văn Bính – Trường Giang


Ý kiến bạn đọc