Sáng 2/3, tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn diễn ra chương trình đấu giá bò vàng. Sản phẩm thịt bò Hà Giang được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy cấp chỉ dẫn địa lý tại địa bàn 44 xã thuộc 6 huyện. Sản phẩm đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường, tuy nhiên, việc phát triển bò vàng vẫn chưa như kỳ vọng. Và tỉnh Hà Giang đang nỗ lực lưu giữ nguồn gen bò vàng.
![]() |
![]() |
36 con bò trong Chương trình nghiên cứu để bảo tồn nguồn gen quý hiếm của bò vàng Hà Giang được các chuyên gia và sinh viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang trực tiếp chăm sóc |
36 con bò được bình tuyển về nuôi tại trang trại của HTX Cát Lý, ở xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên. 36 con bò này sẽ được chăm sóc theo một quy trình nghiêm ngặt. Lượng thức ăn mỗi ngày đều được cân, đo đong đếm phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển đạt ngưỡng bò vàng bản địa.
![]() |
Những con bò này này được chăm sóc theo một quy trình nghiêm ngặt |
Các chuyên gia và sinh viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang trực tiếp chăm sóc những con bò này. Đây là chương trình nghiên cứu để bảo tồn nguồn gen quý hiếm của bò vàng Hà Giang được thực hiện trực tiếp tại HTX Cát Lý. Chương trình được triển khai vào cuối năm 2024 và sẽ diễn ra trong 3 năm.
![]() |
Nghị quyết 17 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị giai đoạn 2021 – 2025 cũng đã xác định những hướng đi cụ thể cho con bò vàng. Theo đó, những chuỗi giá trị đã được xây dựng. Chỉ riêng HTX Cát Lý đang thực hiện liên kết cùng với 807 hộ dân ở 22 xã thuộc 5 huyện. Tỉnh cũng đang tiếp tục thực hiện dự án thụ tinh nhân tạo cho đàn bò. Điều này sẽ làm hạn chế việc lai tạo không kiểm soát làm ảnh hưởng đến nguồn gen.
Tính đến tháng 11/2024, toàn tỉnh có trên 130.000 con bò. Riêng tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá có khoảng 104.000 con. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt trên 4.800 tấn, 4 huyện vùng cao nguyên đá đạt hơn 3.809 tấn. Bảo tồn nguồn gen bò vàng vùng cao, tỉnh vẫn đang tiếp tục thực hiện các cuộc hội thảo với các chuyên gia, các nhà khoa học để lưu giữ nguồn gen bản địa./.
Thu Hoài – Văn Bính
Ý kiến bạn đọc