Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều 9.6, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu Quân sự. Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang tham gia tại Tổ 10 cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình, Đồng Tháp.
Tham gia thảo luận góp ý đối với dự thảo dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu Quân sự, ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang Hoàng Ngọc Định nêu rõ:
ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang Hoàng Ngọc Định phát biểu thảo luận |
Trước hết hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, trong dự thảo luật quy định hoạt động khu vực và hoạt động khác như trong khu vực cấm, trong khu vực bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự nhóm đặc biệt trong phạm vi vành đai an toàn của công trình quốc phòng và quân sự nhóm đặc biệt; trong phạm vi vành đai an toàn kho đạn dược, trong phạm vi vành đai an toàn kỹ thuật, hệ thống ăng ten quân sự, thì dự thảo luật quy định cụ thể về các khu vực trên, các hoạt động không thực hiện và được thực hiện có điều kiện trong đó bao gồm hoạt động của các phương tiện bay cư trú của người nước ngoài trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự đồng thời luật giao chính phủ quy định chi tiết về thầm quyền, trình tự thủ tục cho phép các hoạt động thực hiện trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Về sự cần thiết hoạt động bảo vệ quốc phòng và khu quân sự hiện nay được quy định các văn bản dưới luật như: Nghị định 04, nghị định 148, Nghị định 30 của Chính phủ ban hảnh năm 2011 do đó chưa đảm bảo quy định tại khoản 2 điều 14 hiến pháp năm 2013 về quyền công dân, quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật. Một số quy định về hoạt động bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự tại pháp lệnh văn bản chi tiết nêu trên hiện nay không còn phù hợp cần phải điều chỉnh phù hợp với yêu cầu công tác bảo vệ tình hình thực tiễn và đảm bảo thống nhất với hệ thống văn bản QPPL hiện hành.
Về mục đích quy định nội dung các hoạt động bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự tại dự thảo luật đảm bảo minh bạch tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội giữ vững quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; quy định các hoạt động công tác bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự tại dự thảo luật để thống nhất với hệ thống pháp luật có liên quan.
Việc thống nhất công tác bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự tại dự thảo luật giúp chúng ta chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt trong phạm vi công trình quốc phòng và khu quân sự đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Việc quy định các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự nhằm kịp thời đáp ứng tình hình thực tiễn là cơ sở phát hiện đấu tranh ngăn chặn xử lý các vụ vi phạm pháp luật liên quan đến công trình quốc phòng và khu quân sự, không để các thế lực thù địch phản động lợi dụng xuyên tạc, kích động lôi kéo người dân tranh chấp, khiếu kiện phát sinh điểm nóng về an ninh trật tự tại các khu vực có công trình quốc phòng và khu quân sự.
Về tính chất của công trình lưỡng dụng tại khoản 17 Điều 2 của dự thảo luật đó là công trình lưỡng dụng là công trình được sử dụng cho cả mục đích quân sự quốc phòng và mục đích dân sự, các công trình dân sự để đảm bảo sử dụng mục đích công trình quân sự quốc phòng nhất là cho nhiệm vụ tác chiến phòng thủ cần phải được xác định ngay từ khi thiết kế xây dựng hoặc có vị trí bố trí phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quân sự quốc phòng đồng thời phải được đăng ký quản lý tại Bộ Quốc phòng. Một số loại công trình lưỡng dụng hiện nay như sân bay, cảng biển, công trình đường bộ đặc biệt là đường cao tốc. Các hạng mục công trình dùng riêng cho hoạt động quân sự trong sân bay lưỡng dụng do Bộ Quốc phòng quản lý, Bộ Giao thông vận tải quản lý các hạng mục công trình dùng chung, dùng riêng cho hoạt động dân sự trong sân bay lưỡng dụng. Đối với một số công trình đường bộ có thiết kế xây dựng đường hạ, cất cánh máy bay phục vụ cho mục đích quân sự trong thời chiến nên chưa được khai thác sử dụng trong thời bình. Việc quản lý các tuyến đường có các hạng mục công trình lưỡng dụng này do địa phương hoặc do Bộ giao thông vận tải thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Hiện nay các công trình lưỡng dụng hầu hết do nhà nước đầu tư từ nguồn ngân sách và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Nguyên tắc quản lý công trình lưỡng dụng quy định tại khoản 5 Điều 3 dự thảo luật như sau: Công trình lững dụng sử dụng cho mục đích dân sự được quản lý, sử dụng theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, trường hợp sử dụng cho mục đích dân sự quốc phòng thì được quản lý bảo vệ theo quy định của luật này. Như vậy việc chỉ quy định khái niệm công trình lưỡng dụng và quy định nguyên tắc chung quản lý công trình lưỡng dụng trong dự thảo luật là phù hợp.
Thanh Hà (Trung tâm Thông tin – Công báo)
Ý kiến bạn đọc