Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27.7.1947 – 27.7.2022), tối 27.7, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, cùng Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Khúc tráng ca hòa bình” tại 6 điểm cầu: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Giang, Quảng Nam, Bình Định, An Giang. Tham dự tại điểm cầu Hà Nội có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Trương Thị Mai. Tại điểm cầu Quảng Nam có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Trần Cẩm Tú. Tại điểm cầu Bình Định có Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng. Tại điểm cầu An Giang có Trưởng Ban Kinh tế T.Ư Trần Tuấn Anh.
Tham dự tại điểm cầu tỉnh Hà Giang có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh; Thường trực Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh, Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang; các đồng chí Ủy viên BTV, BCH Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Tham dự tại các điểm cầu còn có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên T.Ư Đảng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư và địa phương; cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, các thương binh, bệnh binh, người có công và đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh và Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh cùng các đại biểu tham dự Chương trình cầu truyền hình “Khúc tráng ca hòa bình” tại điểm cầu Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên. |
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu tham dự Chương trình cầu truyền hình “Khúc tráng ca hòa bình” tại điểm cầu Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên. |
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng đại biểu tham dự Chương trình cầu truyền hình “Khúc tráng ca hòa bình” tại điểm cầu Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên. |
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng đại biểu tham dự Chương trình cầu truyền hình “Khúc tráng ca hòa bình” tại điểm cầu Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên. |
Chương trình gồm 6 điểm cầu: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Bình Định, An Giang và Hà Giang. Nội dung cầu truyền hình “Khúc tráng ca hòa bình” là những hồi ức về chiến tranh, đồng thời giúp khán giả hiểu hơn về "cái giá của hòa bình" sau quá nhiều đổ máu và mất mát vì chiến tranh. Chương trình công bố về các liệt sỹ chưa xác định được thông tin, giờ đã tìm được danh tính. Câu chuyện đội quy tập hài cốt liệt sỹ tại Campuchia đã tìm được 40 hài cốt liệt sỹ trong 6 tháng đầu năm 2022. Câu truyền về chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của tổ quốc. Đồng thời cập nhật những thành tựu về kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ sau chiến tranh, cùng tinh thần sẵn sàng hi sinh, cống hiến vì sự phồn vinh của Tổ quốc.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh và Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh cùng các đại biểu tham dự Chương trình cầu truyền hình “Khúc tráng ca hòa bình” tại điểm cầu Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên tri ân các Anh hùng liệt sỹ đã hi sinh thân mình bảo vệ Tổ quốc. |
Các đại biểu tham dự Chương trình cầu truyền hình “Khúc tráng ca hòa bình” tại điểm cầu Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên tri ân các Anh hùng liệt sỹ đã hi sinh thân mình bảo vệ Tổ quốc. |
Cầu truyền hình "Khúc tráng ca hòa bình" gồm 3 chương. Chương 1: Những dấu chân hòa bình, phản ánh lên rằng dân tộc ta, từ bao đời nay cứ khi Tổ Quốc lâm nguy, đất nước cần đến, hay nền hòa bình bị đe dọa thi lớp lớp thế hệ lại sẵn sàng lên đường. Những dấu chân thể hệ từ thuở dụng nước đến ngày nay đều cất bước, để lại dấu ấn không thể quên về một thời ta đã "sống và hy sinh vì hòa bình" Chương 2: Các bài hát: Bài ca không quê, thể hiện sự cống hiến hết mình, không ngại khó, ngại khổ hay gian lao, đi qua những mất mát của chiến tranh của các chiến sĩ năm xưa. Đường về nhà của những "dấu chân hòa bình" mỗi người mỗi khác: Có những người trở về với dấu chân tròn trên cát, có người mất nhiều chục năm sau để đoàn tụ được với người thân, có những người mải miết đi tìm những đồng đội cũ. tất cả để tri ân - tưởng nhớ những người đã ngã xuống. Những người còn sống luôn mang trong mình những "Bài ca không quên" về những người đã ngã xuống vì hòa bình. Chương 3: Khát vọng hòa bình, muốn nói lên rằng: Người Việt Nam hiểu hơn hết về "cái giá của hòa bình" sau quá nhiều đổ máu và mất mát vì chiến tranh. Các thế hệ chung tay giữ gìn, bảo vệ hòa bình; khơi dậy động lực cống hiến - hi sinh vì một Việt Nam phát triển, phồn vinh như tinh thần đã được khẳng định tại Đại hội XIII; mở ra những cơ hội lớn, sánh vai với các cường quốc năm châu, như lời Bác Hồ từng căn dặn.
Đoàn viên thanh niên Hà Giang thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sỹ đang yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên. |
Đông đảo Cựu chiến binh và thân nhân, người thân các Anh hùng liệt sỹ tham dự Chương trình cầu truyền hình “Khúc tráng ca hòa bình” tại điểm cầu Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên. |
Tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, nơi yên nghỉ của hơn 1.800 Anh hùng liệt sĩ đã được quy tập về tại nghĩa trang này. Cách đây gần 40 năm, trên mặt trận Vị Xuyên, suốt 10 năm từ tháng 2/1979 đến tháng 12/1989, cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ của lớp lớp cán bộ, chiến sỹ các đơn vị bộ đội cùng nhân dân địa phương đã tham gia chiến đấu kiên cường, dũng cảm. Với lời thề của người lính mặt trận Vị Xuyên “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá, bất tử”. Hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống. Máu của các anh đã tô thắm lá cờ truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Một số tiết mục nghệ thuật đặc sắc tại Chương trình cầu truyền hình “Khúc tráng ca hòa bình” tại điểm cầu Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên. |
Bên cạnh ý nghĩa lịch sử đặc biệt, cầu truyền hình "Khúc tráng ca hòa bình" là dịp giáo dục truyền thống, từ đó rút ra những bài học sâu sắc cho lớp trẻ hôm nay và trong tương lai về việc chung tay giữ gìn, bảo vệ hòa bình cũng như khơi dậy động lực cống hiến - hi sinh vì một Việt Nam phát triển.
Cuối chương trình là màn hát múa 2 bài hát : Cánh chim hòa bình; và bài Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ. Kết thúc bằng màn thả chim bồ câu, nhằm gửi đến thông điệp: Các thế hệ lớn lên trong hòa bình, đều có sự chắt chui cống hiến, hi sinh của bao thế hệ đi trước. Những cánh chím bồ câu muốn gửi thông điệp rằng “ khát vọng sống mãi trong hòa bình” của những người con đất Việt. Tận tâm, tận lực để làm nên đất vững vàng cho muôn đời.
Hoài Nam - Hồng Duyên
Ý kiến bạn đọc