Đến nay, công tác chuẩn bị cho năm học mới 2022 – 2023 trên địa bàn tỉnh đã được ngành giáo dục, đào tạo và các địa phương hoàn tất, sẵn sàng cho ngày khai giảng. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mới này, tại buổi làm việc với ngành Giáo dục và Đào tạo, đồng chí Đặng Quốc Khánh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu QH khóa XV tỉnh Hà Giang chỉ đạo ngành giáo dục, đào tạo và các huyện, thành phố có kế hoạch, giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh chỉ đạo ngành Giáo dục - Đào tạo tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học
Công tác chuẩn bị cho năm học mới 2022 – 2023 đã được ngành Giáo dục- Đào tạo và các địa phương hoàn tất |
Năm học mới này, toàn tỉnh có tổng số 820 cơ sở giáo dục, trong đó có 212 trường mầm non, 403 trường phổ thông, 12 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 193 trung tâm Học tập cộng đồng. Tổng số nhóm trẻ, số lớp toàn tỉnh là 10.091 nhóm/lớp, với tổng số 260.997 học sinh. Toàn ngành giáo dục có 18.145 cán bộ quản lý, công chức, giáo viên, giảng viên, nhân viên.
Toàn ngành giáo dục có 18.145 cán bộ quản lý, công chức, giáo viên, giảng viên, nhân viên. |
Để chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho năm học mới 2022- 2023, Ngành Giáo dục – Đào tạo đã phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, vận động nhân dân tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con em tới trường. Tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy học còn thiếu, trong đó chú trọng các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới. Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục theo hướng tinh gọn, hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
Toàn cảnh buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ngành GD&ĐT |
Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ngành GD&ĐT
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mới này, Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh yêu cầu ngành giáo dục – đào tạo tiếp tục huy động nguồn lực, ưu tiên đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh người dân tộc thiểu số; học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, học sinh con em gia đình chính sách. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ các chương trình mục tiêu quốc gia. Tăng cường an ninh, an toàn trường học, phòng chống tai nạn, thương tích, đuối nước; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh; chú trọng xây dựng văn hóa học đường; bảo đảm các điều kiện về vệ sinh và an toàn thực phẩm trong trường học; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho học sinh./.
Hoài Nam- Hồng Duyên
Ý kiến bạn đọc