Năm học mới 2024-2025 đã cận kề, bên cạnh những thành quả đã đạt được, ngành giáo dục đào tạo tỉnh hiện đang phải đối mặt không ít khó khăn, đòi hỏi cần có giải pháp căn cơ để nâng cao chất lượng “trồng người”. Trong đó tình trạng thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học và chữa tận gốc bệnh thành tích trong giáo dục là những vấn đề cấp bách phải làm hiện nay.
Quang cảnh Trường THPT Lê Hồng Phong |
Những khó khăn của năm học mới 2024-2025 đã được nhận diện, đó là: Toàn tỉnh còn thiếu trên 2.000 nghìn giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục còn thiếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập. Hiện toàn tỉnh, bậc học mầm non cần đầu tư bổ sung gần 200 phòng học, bậc tiểu học còn 189 phòng học tạm.
Toàn tỉnh còn thiếu trên 2.000 nghìn giáo viên |
Tổng nhu cầu cần đầu tư bổ sung của các trường phổ thông là 1.300 phòng học. Bên cạnh đó, nhiều trường còn thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng lưu trú học sinh. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý đề nghị toàn ngành giáo dục cần xác định rõ những khó khăn; sắp xếp theo thứ tự, có lộ trình để từng bước giải quyết. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các cấp, các ngành và toàn xã hội cần chung tay với ngành GD&ĐT để nâng cao chất lượng giáo dục của Hà Giang.
Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 vừa qua |
Những khó khăn của sự nghiệp “trồng người” đã được chỉ rõ. Tuy nhiên, giải bài toán về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chất lượng đào tạo thì không phải là câu chuyện, nỗ lực của riêng ngành giáo dục đào tạo. Đó phải là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, sự kiên trì, bền bỉ, tâm huyết của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc./.
Tuấn Quỳnh
Ý kiến bạn đọc