Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Bác Hồ với cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên

10:15, 19/05/2021

Ngày 6/1/1946, 4 tháng từ ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giữa bộn bề khó khăn, đông đảo cử tri trong cả nước đã đi bỏ phiếu.

Sáng 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nước Việt Nam mới non trẻ đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức.

Phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Bác Hồ đã đề nghị sớm có một cuộc bầu cử để thông qua Hiến pháp.

Người nói: "Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ phải có tổ chức càng sớm càng hay, cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu".

Bác Hồ với cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên - Ảnh 1.

"Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta đến con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày sung sướng của đồng bào ta và ngày mai là ngày tổng tuyển cử. Ngày mai tất cả các bạn cử tri nhớ đi bầu cử. Ngày mai mọi người đều vui vẻ hưởng quyền lợi của người dân độc lập, tự do". 

Đây là lời kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1946. Sau đó, tại mít-tinh của hơn 2 vạn đồng bào Hà Nội ủng hộ cuộc bầu cử Quốc hội, Người nói: "Làm việc bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi ích riêng mà nghĩ lợi ích chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không bầu. Ngày mai, không ai ép, không ai mua, toàn dân sẽ thực hiện cái quyền dân chủ ấy".

Bác Hồ với cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên - Ảnh 2.

Bác Hồ với cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên - Ảnh 3.

Bác Hồ với cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên - Ảnh 4.

Bác Hồ với cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên - Ảnh 5.

Ngày 6/1/1946, hơn 90% cử tri đã đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội. 4 tháng từ ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giữa bộn bề khó khăn, đông đảo cử tri trong cả nước đã đi bỏ phiếu.

Đó là niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh để chọn lựa những người đủ đức, đủ tài, có sự "quyết tâm, tri tâm và đồng tâm" để "ra sức mưu hạnh phúc cho đồng bào", "phải làm cho xứng đáng với đồng bào, xứng đáng với Tổ quốc", như lời Bác Hồ căn dặn, để Quốc hội thật sự là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thể hiện ý Ðảng đã quyết, lòng dân đã đồng.

Ngày nay, lý tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng để nhân dân, cán bộ và chiến sĩ cả nước, học tập và noi theo. Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã từng bước đi vào nề nếp, đóng góp quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Qua đó, góp phần ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Nguồn: VTV.VN


Ý kiến bạn đọc