Trong ngày 6/11, cả nước có 1.754 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 839.101 ca.
Tính từ 16h ngày 5/11 đến 16h ngày 6/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.491 ca nhiễm mới, trong đó 11 ca nhập cảnh và 7.480 ca ghi nhận trong nước (giảm 7 ca so với ngày trước đó) tại 55 tỉnh, thành phố (có 3.108 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Đồng Nai (1.085), TP.HCM (986), Bình Dương (921), An Giang (490), Kiên Giang (475), Cà Mau (318), Tây Ninh (267), Bạc Liêu (265), Tiền Giang (229), Bình Thuận (205), Sóc Trăng (203), Cần Thơ (201), Đồng Tháp (198), Hà Giang (146), Long An (142), Hà Nội (116), Vĩnh Long (97), Bà Rịa - Vũng Tàu (96), Bến Tre (84), Trà Vinh (73), Đắk Lắk (73), Phú Thọ (71), Gia Lai (63), Thừa Thiên Huế (63), Bắc Ninh (53), Khánh Hòa (50), Ninh Thuận (49), Nghệ An (48), Bắc Giang (44), Quảng Ninh (43), Thanh Hóa (37), Nam Định (29), Lâm Đồng (27), Quảng Nam (27), Điện Biên (23), Đà Nẵng (21), Hà Nam (18), Quảng Ngãi (18), Hưng Yên (16), Hà Tĩnh (16), Vĩnh Phúc (16), Quảng Bình (13), Lạng Sơn (11), Bình Định (11), Hải Phòng (10), Hải Dương (10), Lai Châu (7), Thái Bình (6), Kon Tum (3), Ninh Bình (2), Phú Yên (1), Thái Nguyên (1), Hòa Bình (1), Yên Bái (1), Tuyên Quang (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bạc Liêu (giảm 203), Bình Thuận (giảm 93), Đắk Nông (giảm 76).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (tăng 132), An Giang (tăng 79), Cà Mau (tăng 77).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 6.349 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 961.038 ca nhiễm, đứng thứ 38/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.756 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 956.126 ca, trong đó có 836.284 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (437.615), Bình Dương (238.079), Đồng Nai (71.176), Long An (35.642), Tiền Giang (17.871).
Trong ngày 6/11, cả nước có 1.754 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 839.101 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.235 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.283c a
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 522 ca
- Thở máy không xâm lấn: 117 ca
- Thở máy xâm lấn: 300 ca
- ECMO: 13 ca
Từ 17h30 ngày 5/11 đến 17h30 ngày 6/11 ghi nhận 58 ca tử vong tại TP.HCM (32), Bình Dương (5), Kiên Giang (5), Đồng Nai (4), Bạc Liêu (2), Cà Mau (2), Đồng Tháp (2), Bình Định (1), Sóc Trăng (1), Lâm Đồng (1), Bình Thuận (1), Long An (1), Cần Thơ (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 63 ca/ngày
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.470 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong ngày 5/11 có 2.025.601 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 88.404.883 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 60.260.916 liều, tiêm mũi 2 là 28.143.967 liều.
Bộ Y tế có văn bản gửi Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Y tế Bộ, ngành về việc hướng dẫn Quy trình xác thực thông tin người dân trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 (Công văn số 9438/BYT-CNTT ngày 05/11/2021).
Tại TP.HCM, ca nhiễm COVID-19 có xu hướng tăng nhẹ, TP.HCM thiết lập 40 trạm y tế lưu động. Theo đó, các Bệnh viện công lập và Bệnh viện tư nhân lập danh sách bác sĩ, điều dưỡng dự bị tham gia trạm y tế lưu động trước ngày 8/11, sẵn sàng hỗ trợ các quận huyện chăm sóc và quản lý F0 tại nhà khi được điều động. Luân phiên bác sĩ, điều dưỡng đến công tác tại các Bệnh viện dã chiến thành phố, đặc biệt các Bệnh viện dã chiến 3 tầng. Củng cố và duy trì đơn vị hoặc khoa COVID-19 để sẵn sàng tiếp nhận F0, các Bệnh viện tầng 3 sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân chuyển lên từ tuyến dưới.../.
Nguồn: VOV.VN
Ý kiến bạn đọc