Đây là sự kiện có quy mô lớn thứ hai của Diễn đàn Kinh tế thế giới(WEF), sau Hội nghị thường niên tại Davos, Thụy Sĩ.
Sáng nay (27/6), tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự phiên khai mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Thiên Tân, dự và phát biểu tại phiên thảo luận đầu tiên của Hội nghị.
Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab tại phiên khai mạc. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới Thiên Tân năm nay thu hút sự tham dự đông đảo của hơn 1.400 đại biểu là lãnh đạo cấp Thủ tướng/Bộ trưởng của 21 quốc gia và lãnh đạo của 850 tập đoàn, tổ chức toàn cầu. Việt Nam là một trong 5 nước được mời tham dự ở cấp Thủ tướng Chính phủ, cùng với Thủ tướng các nước Trung Quốc, New Zealand, Mông Cổ và Barbados.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự phiên khai mạc hội nghị. Ảnh: Dương Giang(TTXVN)
Phát biểu tại phiên thảo luận "Đương đầu với các cơn gió ngược: khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ 6 định hướng quan trọng. Thứ nhất, cần tăng cường đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương.
Thứ hai, cần khắc phục khó khăn, tập trung phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy thương mại, đầu tư, tạo ra dòng vốn, thị trường, sản phẩm. Theo đó, các tổ chức và định chế tài chính quốc tế, các nước lớn cần có chính sách khơi thông nguồn lực, kích hoạt các động lực tăng trưởng mới về chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, đa dạng hóa thị trường, chống chủ nghĩa bảo hộ, đặc biệt ưu tiên các nước nghèo, nước đang phát triển.
Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Thiên Tân (Trung Quốc), sáng 27/6/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể “Đương đầu với các cơn gió ngược: Khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh”. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Thứ ba, có giải pháp thúc đẩy tổng cung và tổng cầu thông qua các chính sách tiền tệ, tài khóa, tự do hóa thương mại, đầu tư. Thứ tư, không chính trị hóa các quan hệ kinh tế. Thứ năm, cần sớm tìm giải pháp giải quyết các cuộc xung đột. Và cuối cùng là tăng cường hợp tác công - tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chia sẻ với phát biểu của Thủ tướng, Giám đốc điều hành WEF cho biết WEF mời Việt Nam tham dự Hội nghị vì Việt Nam là một trong những quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực, đang phát triển năng động và hội tụ nhiều tiềm năng để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu.
Nguồn: VTV.VN
Ý kiến bạn đọc