Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Ba nhóm đối tượng nên đi tiêm vaccine sởi

16:05, 27/03/2025

Nhiều người lớn còn chủ quan, cho rằng sởi chỉ xuất hiện ở trẻ em nên không chú ý tiêm vaccine và khám bệnh, điều trị kịp thời. Tuy nhiên, người lớn khi mắc sởi cũng gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ khám cho bệnh nhi nằm viện do mắc sởi. (Ảnh: HẢI NGÔ)

Bác sĩ khám cho bệnh nhi nằm viện do mắc sởi. (Ảnh: HẢI NGÔ)

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Viện trưởng Viện Y học nhiệt đới cho biết, từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hàng trăm ca sởi ở người lớn, mỗi ngày trung bình 10-20 ca. Các triệu chứng thường gặp là sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, nước mũi.

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân diễn tiến nặng với biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy, thậm chí viêm não-màng não. Các ca mắc sởi có biến chứng như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tăng men gan, suy gan, suy đa phủ tạng phải lọc máu, suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản,… chiếm khoảng 5% trong số các bệnh nhân nhập viện. Những trường hợp có bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao hơn, dễ diễn tiến nặng phải can thiệp máy móc

Hầu hết các trường hợp này đa số đều chưa được tiêm phòng hoặc trước có tiêm phòng nhưng không tiêm nhắc lại.

Trong bối cảnh nhiều bệnh viện ghi nhận số ca sởi ở người lớn tăng, gặp biến chứng nặng, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC khuyến cáo những đối tượng sau nên đi tiêm vaccine phòng sởi sớm.

Nhóm có bệnh nền

Người có bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), suy thận, ung thư… dễ bị sởi tấn công và gây bội nhiễm, dẫn đến biến chứng nặng.

Nghiên cứu trên 294 người lớn mắc sởi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh từ tháng 10/2018 đến tháng 5/2020, cho thấy bệnh nhân sởi kèm bệnh mạn tính như gan, đái tháo đường, hen phế quản, tim mạch… có tỷ lệ biến chứng viêm phổi cao hơn so với nhóm không có bệnh nền.

Ba nhóm đối tượng nên đi tiêm vaccine sởi ảnh 1

Tiêm vaccine sởi.

Lý do, hệ miễn dịch của nhóm người này đã bị suy yếu, giảm khả năng loại bỏ và chống đỡ sự tấn công của virus sởi. Từ đó, mầm bệnh thuận lợi nhân lên và xâm nhập gây biến chứng. Quá trình điều trị người có bệnh nền và mắc sởi cũng khó khăn và kéo dài hơn do phải vừa điều trị sởi vừa phải kiểm soát bệnh nền, phối hợp nhiều loại thuốc.

Ngoài ra, virus sởi gây phá hủy trí nhớ miễn dịch sau nhiều năm, khiến người bệnh sau khi mắc sởi dễ nhiễm thêm các mầm bệnh khác như phế cầu, lao, ho gà, cúm… Việc kiểm soát bệnh nền gặp nhiều khó khăn, tăng nguy cơ biến chứng và tử vong.

Nguồn: Báo Nhân dân


Ý kiến bạn đọc